Núi Nưa – Tiên cảnh
LÊ HẢI
Dãy Ngàn Nưa có tên chữ là Na Sơn kéo dài trên 20 dặm theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.Trong các sách xưa đều chép: Núi nằm về phía Tây làng Cổ Định, huyện Nông Cống ( nay là xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá). Đỉnh cao nhất trong Ngàn Nưa, tương truyền từ thời khai thiên lập địa đã có người lập am tu Tiên nên mới có tên là đỉnh Am Tiên. Núi Nưa là một trong những danh thắng thơ mộng, kỳ ảo bậc nhất xứ Thanh. Các tao nhân mặc khách khi thăm viếng nơi đây đã có nhiều tuyệt tác thơ phú ca ngợi cảnh đẹp này.
Tiến sĩ Phan Huy Ôn (1755 – 1786), quê Can Lộc, Hà Tĩnh khi thăm thú Ngàn Nưa đã để lại bài thơ:
Na lĩnh (1)
Nông Cống chi Tây vạn lĩnh hòn
Sa nga Na lĩnh bức vân gian
Thiên lưu dật thú nham khê cổ
Địa quýnh tri trần thảo thụ nhàn
Động quýnh dĩ tuỳ tiền tẩu diễu
Sơn dung bất vị Hán Thương hàn (*)
Dịch thơ:
Đỉnh Na Sơn
Phía tây Nông Cống núi vạn hòn
Na Sơn chót vót trắng mây vờn
Trời xây khe đá dành ẩn sĩ
Đất nảy cỏ cây lắng bụi trần
Đường vào sơn động mờ lối cũ
Dáng núi sợ đâu Hán Thương hờn.
(Lê Hải dịch)
Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012
Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012
Ngàn Nưa trầm tích và ...đương đại
Kể từ khi tôi lập blog này, tôi đã trình bày rằng tôi muốn góp một tiếng nói về hình ảnh quê hương. Vừa qua, Lê Hải- bạn tôi cũng có chí nguyện như vậy. Chúng tôi ra mắt loạt bài viết về quê hương mình: Cổ Định – Tân Ninh, quê hương đầy trầm tích mến thương và đầy tự hào của chúng tôi. Xin trân trọng và mong được nhận tất cả những góp ý và những bài viết về Tân Ninh - Cổ Định, xin gửi về -QN.
Ngàn Nưa và
Chuyện ông Tu Nưa đọ tài với ông Tu Vồm
Lê Hải
Vào các thời đại: Lý, Trần, Lê về phía Tây tổng Cổ Định, huyện Nông Cống ( nay là xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá), có một dãy núi chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, kéo dài trên 20 dặm, gọi là Ngàn Nưa, tên chữ là Na Sơn. Trong dãy núi ấy có đỉnh cao nhất mà những buổi trời trong, từ đây có thể nhìn thấy biển đông, tương truyền đó là nơi từ thời thượng cổ khi Cổ Định còn mang tên là Chạ Kẻ Nứa ( thời Hùng Vương) đã có người lên đỉnh núi ấy để tu luyện thành tiên. Vì thế, người đời gọi là đỉnh Am Tiên. Người đầu tiên lập am tu Tiên là một người đàn ông có sức mạnh siêu phàm, có phép thuật vô biên, đến nay con dân Cổ Định vẫn trân trọng gọi ông là Tu Nưa.

Đỉnh Am Tiên cao nhất và cũng là nơi linh thiêng nhất của Ngàn Nưa
Ngàn Nưa và
Chuyện ông Tu Nưa đọ tài với ông Tu Vồm
Lê Hải
Vào các thời đại: Lý, Trần, Lê về phía Tây tổng Cổ Định, huyện Nông Cống ( nay là xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá), có một dãy núi chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, kéo dài trên 20 dặm, gọi là Ngàn Nưa, tên chữ là Na Sơn. Trong dãy núi ấy có đỉnh cao nhất mà những buổi trời trong, từ đây có thể nhìn thấy biển đông, tương truyền đó là nơi từ thời thượng cổ khi Cổ Định còn mang tên là Chạ Kẻ Nứa ( thời Hùng Vương) đã có người lên đỉnh núi ấy để tu luyện thành tiên. Vì thế, người đời gọi là đỉnh Am Tiên. Người đầu tiên lập am tu Tiên là một người đàn ông có sức mạnh siêu phàm, có phép thuật vô biên, đến nay con dân Cổ Định vẫn trân trọng gọi ông là Tu Nưa.
Đỉnh Am Tiên cao nhất và cũng là nơi linh thiêng nhất của Ngàn Nưa
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)