THỬ DỊCH THƠ ĐƯỜNG LUẬT ( VIỆT NAM)
SANG THỂ LỤC BÁT
LÊ HẢI
Đêm qua, nhân vào trang VĂN THƠ
VIỆT, có diễm phúc được đọc một số bài thơ của các thi sĩ nước ngoài do
tác giả Ngọc Châu chuyển ngữ sang tiếng Việt. Điều đặc biệt là tác giả
Ngọc Châu dịch sang thể Lục bát, một thể thơ thuần Việt và anh gọi là
SONG NGỮ LỤC BÁT. Chưa bàn đến việc dùng cụm từ SONG NGỮ LỤC BÁT chuẩn
xác hay không và giá trị văn học những bài thơ dịch, riêng việc dùng
thể thơ Lục bát đã cho đọc giả những cảm nhận mới về việc dịch thơ nước
ngoài từ những bài thơ đã quá quen thuộc với người Việt Nam ta.
Bản thân tôi lâu nay cũng đã dịch
sang thể Lục bát một số bài thơ Đường luật của các vị danh nho của quê
hương tôi ( làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa).
Do trình độ hiểu biết Hán văn và khả năng thơ phú còn hạn chế nên chưa
dám công khai. Nay nhờ tác giả Ngọc Châu tiếp sức mạnh, tôi cũng xin
mạnh dạn chuyển đến đọc giả xa gần những bản dịch thô thiển của mình.
Mong được các bậc túc nho, các thi sĩ cho nhiều ý kiến đóng góp. Được
thế, thật vạn hạnh.
Bài 1: TỐNG PHẠM CÔNG SƯ MẠNH BẮC SỨ
( Thượng thư hữu bật, Nhập nội hành khiển Lê Quát – đời nhà Trần)
Nguyên văn:
Dịch lộ tam thiên quân cứ an
Hải môn thập nhị ngã hoàn san
Trung triều sứ giả yên ba khách
Quân đắc công danh ngã đắc nhàn
Dịch thơ:
] Anh lên yên ngựa ba ngàn dặm
Hai mươi cửa bể tôi về ngàn
Người vui mây nước, người đi sứ
Bạn đạt công danh, tớ được nhàn
Lục bát: TIỄN BẠN ĐI SỨ
Ba ngàn dặm trạm đường trường
Anh lên yên ngựa, tôi nương biển trời
Sứ thần phương Bắc xa xôi
Công danh bạn hưởng, còn tôi được nhàn.
Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012
Di tích Nghè Giáp
Bữa rồi một nguời cùng quê cung cấp thêm bài viết của NGhè Giáp, bạn
Le dinh Dung. Mình xin cung cấpt thêm bài viết về Nghè Giáp như một ủng
hộ ai yêu quê hương Cổ Định- Tân Ninh.
Phòng GD-ĐT TRiệu Sơn.
Cổ Định - Tân Ninh một vùng đất thiêng - Địa linh nhân kiệt. Sơn thuỷ hữu tình.Từ thời thượng cổ nơi đây là một tụ điểm của cư dân Việt. Với cái tên khai sinh Chạ Kẻ Nứa cũng cho thấy nó là cộng đồng của thị tộc nông thôn nguyên thuỷ thuở xưa. Chính từ cái nôi đầu tiên này vào thời Vua Minh Mệnh triều Nguyễn đã hình thành Tổng Cổ Định, có địa lý hành chính rộng xấp xỉ bằng diện tích một huyện trung bình của Đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.

Tam quan Nghè Giáp
Cùng với sự phát triển của Lịch sử cái tên làng cũng được thay đổi nhiều lần, sự tách nhập cũng được diễn ra theo những thời điểm cụ thể. Song dẫu có thay đổi thế nào thì hai tiếng Cổ Định vẫn trường tồn, giải thích xuất xứ của làng mà từ xửa từ xưa đã có rồi, đã biến thành tên riêng của một vùng dân cư nhất định:
Kẻ Nưa cảnh trí nhịp nhàng
Sau lưng là núi trước làng là sông.
( Lê Đình Khải)
Phòng GD-ĐT TRiệu Sơn.
Cổ Định - Tân Ninh một vùng đất thiêng - Địa linh nhân kiệt. Sơn thuỷ hữu tình.Từ thời thượng cổ nơi đây là một tụ điểm của cư dân Việt. Với cái tên khai sinh Chạ Kẻ Nứa cũng cho thấy nó là cộng đồng của thị tộc nông thôn nguyên thuỷ thuở xưa. Chính từ cái nôi đầu tiên này vào thời Vua Minh Mệnh triều Nguyễn đã hình thành Tổng Cổ Định, có địa lý hành chính rộng xấp xỉ bằng diện tích một huyện trung bình của Đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.
Tam quan Nghè Giáp
Cùng với sự phát triển của Lịch sử cái tên làng cũng được thay đổi nhiều lần, sự tách nhập cũng được diễn ra theo những thời điểm cụ thể. Song dẫu có thay đổi thế nào thì hai tiếng Cổ Định vẫn trường tồn, giải thích xuất xứ của làng mà từ xửa từ xưa đã có rồi, đã biến thành tên riêng của một vùng dân cư nhất định:
Kẻ Nưa cảnh trí nhịp nhàng
Sau lưng là núi trước làng là sông.
( Lê Đình Khải)
Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012
Nơi Gặp gỡ những anh linh
Đức Cơ-mảnh đất tuyến đầu
Là chúng tôi đang muốn nói đến Nghĩa trang Liệt sĩ Đức Cơ và
huyện biên giới Đức Cơ. Được biết đến là nơi an nghỉ của các thế hệ liệt
sĩ trong 3 cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, bảo vệ biên giới Tây
Nam và cũng là nơi an nghỉ của liệt sĩ Quân Tình nguyện Việt Nam tại
chiến trường Campuchia, Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ chính là nơi
lưu giữ “Trầm của đất nước”, nơi hội tụ của những anh linh. Cũng có thể
gọi đây là một nghĩa trang đặc biệt, bởi trong số 1.350 ngôi mộ được
quy tập ở nơi này, mới xác định được 100 mộ có tên. Và trong 100 mộ có
tên ấy cũng chỉ có 50 mộ có đầy đủ tên, quê quán...
Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, Báo Gia Lai giới thiệu chùm bài về Nghĩa trang Liệt sĩ Đức Cơ và mảnh đất tuyến đầu này.
Lật lại lịch sử miền biên ải này ta thấy, từ những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đức Cơ đã là tuyến đầu, là tiền tiêu của Tổ quốc. Mấy chục năm chống Mỹ cũng trên mảnh đất biên cương này, đồng bào các dân tộc đã cùng viết lên những trang sử hào hùng. Và hôm nay, Đức Cơ không chỉ phát triển kinh tế-xã hội mà vẫn luôn trong tư thế tuyến đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, Báo Gia Lai giới thiệu chùm bài về Nghĩa trang Liệt sĩ Đức Cơ và mảnh đất tuyến đầu này.
Lật lại lịch sử miền biên ải này ta thấy, từ những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đức Cơ đã là tuyến đầu, là tiền tiêu của Tổ quốc. Mấy chục năm chống Mỹ cũng trên mảnh đất biên cương này, đồng bào các dân tộc đã cùng viết lên những trang sử hào hùng. Và hôm nay, Đức Cơ không chỉ phát triển kinh tế-xã hội mà vẫn luôn trong tư thế tuyến đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh: Quốc Ninh |
Chuyện của một vị tướng
Câu chuyện của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng Hà Minh Thám-Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng), khi ông còn giữ chức Chính ủy Binh đoàn Tây Nguyên. Đó là cứ vào dịp 27-7, dù bận thế nào ông cũng vẫn sắp xếp thời gian, thường là một ngày lên Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ, một mình, thắp cho anh em đồng chí, đồng đội, những người đã hy sinh vì Tổ quốc những nén hương tri ân.
Câu chuyện của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng Hà Minh Thám-Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng), khi ông còn giữ chức Chính ủy Binh đoàn Tây Nguyên. Đó là cứ vào dịp 27-7, dù bận thế nào ông cũng vẫn sắp xếp thời gian, thường là một ngày lên Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ, một mình, thắp cho anh em đồng chí, đồng đội, những người đã hy sinh vì Tổ quốc những nén hương tri ân.
Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012
Mưa đám mây
Lê ĐìnhTân
Hôm tôi về trời chập choạng cơn mưa
Con lối cũ đưa tôi về xóm nhỏ
Cây phi lao hiện ra từ đầu ngõ
Gợi trong tôi bao nỗi nhớ thời thơ
Xa em từ dạo ấy đến giò
Ba mươi năm, nửa đời người đấy nhỉ
Trong ký ức tìm ai.. người bạn nhỏ
Những buồn vui năm tháng đã xa rồi
Nhớ thời xưa sách bút cùng tôi
Sau cái lũy tre làng đơn sơ ấy
Con nước sông Hoàng ngày tháng bảy
Tiếng trống nào vang vọng thuở xưa!

Hôm tôi về trời chập choạng cơn mưa
Con lối cũ đưa tôi về xóm nhỏ
Cây phi lao hiện ra từ đầu ngõ
Gợi trong tôi bao nỗi nhớ thời thơ
Xa em từ dạo ấy đến giò
Ba mươi năm, nửa đời người đấy nhỉ
Trong ký ức tìm ai.. người bạn nhỏ
Những buồn vui năm tháng đã xa rồi
Nhớ thời xưa sách bút cùng tôi
Sau cái lũy tre làng đơn sơ ấy
Con nước sông Hoàng ngày tháng bảy
Tiếng trống nào vang vọng thuở xưa!
Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012
Câu lạc bộ Thơ Lam Kinh
GIỚI THIỆU HỘI THƠ LAM KINH.
Hiện nay, tại TP. Hồ Chí Minh ngoài Hội nhà văn của thành phố còn có nhiều Câu lạc bộ, Hội thơ ra đời và hoạt động sôi nổi do các tổ chức hoặc anh chị em yêu thơ, sáng tác thơ quy tụ. Các Câu lạc bộ, Hội thơ này mang nhiều tên gọi khác nhau hoặc lấy tên địa phương hoặc lấy danh nghĩa của tổ chức ấy. Các hoạt động thuần túy văn hóa như vậy đã tạo nên diện mạo mới, đóng góp sự đa dạng trong phong trào sáng tác thơ văn của thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều thập niên qua.
HỘI THƠ LAM KINH, ra đời vào đầu tháng 7 năm 2012 cũng hòa chung trong trào lưu ấy. Đúng như tên gọi, Hội thơ Lam Kinh quy tụ buổi ban đầu gần 20 hội viên là anh chị em sáng tác thơ quê hương Thanh Hóa hoặc yêu quê hương Thanh Hóa hiện sống tại TP. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận.
Đến nay, sau một tháng đi vào hoạt động, Hội thơ Lam Kinh xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc gần xa chùm thơ Lục Bát đầu tiên do các hội viên sáng tác. HỘI THƠ LAM KINH rất mong được giao lưu, trao đổi sáng tác cùng các Câu lạc bộ và Hội thơ của TP. Hồ Chí Minh nói riêng và trong cả nước nói chung.

Bia Vĩnh Lăng - Lam Kinh, Thanh Hoá
Blog Quốc Ninh từ nay xin giới thiệu về chuyên mục Thơ này. Xin được nhận bài của những ai cùng yêu thơ nói chung, có thiện cảm, góp ý, tham gia cùng Thơ của Thanh Hoá nói riêng.
Xin trân trọng cảm ơn.
ĐÁNH RƠI LỜI THỀ
Mấy lần hẹn, bấy lần quên
Gặp anh em định “ bắt đền”… lại thôi.
Trách ai mê chốn đứng ngồi
Sảy chân lạc bước đánh rơi lời thề !
TRẦN CĂNG
ĐT: 0989018661
Hiện nay, tại TP. Hồ Chí Minh ngoài Hội nhà văn của thành phố còn có nhiều Câu lạc bộ, Hội thơ ra đời và hoạt động sôi nổi do các tổ chức hoặc anh chị em yêu thơ, sáng tác thơ quy tụ. Các Câu lạc bộ, Hội thơ này mang nhiều tên gọi khác nhau hoặc lấy tên địa phương hoặc lấy danh nghĩa của tổ chức ấy. Các hoạt động thuần túy văn hóa như vậy đã tạo nên diện mạo mới, đóng góp sự đa dạng trong phong trào sáng tác thơ văn của thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều thập niên qua.
HỘI THƠ LAM KINH, ra đời vào đầu tháng 7 năm 2012 cũng hòa chung trong trào lưu ấy. Đúng như tên gọi, Hội thơ Lam Kinh quy tụ buổi ban đầu gần 20 hội viên là anh chị em sáng tác thơ quê hương Thanh Hóa hoặc yêu quê hương Thanh Hóa hiện sống tại TP. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận.
Đến nay, sau một tháng đi vào hoạt động, Hội thơ Lam Kinh xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc gần xa chùm thơ Lục Bát đầu tiên do các hội viên sáng tác. HỘI THƠ LAM KINH rất mong được giao lưu, trao đổi sáng tác cùng các Câu lạc bộ và Hội thơ của TP. Hồ Chí Minh nói riêng và trong cả nước nói chung.

Bia Vĩnh Lăng - Lam Kinh, Thanh Hoá
Blog Quốc Ninh từ nay xin giới thiệu về chuyên mục Thơ này. Xin được nhận bài của những ai cùng yêu thơ nói chung, có thiện cảm, góp ý, tham gia cùng Thơ của Thanh Hoá nói riêng.
Xin trân trọng cảm ơn.
ĐÁNH RƠI LỜI THỀ
Mấy lần hẹn, bấy lần quên
Gặp anh em định “ bắt đền”… lại thôi.
Trách ai mê chốn đứng ngồi
Sảy chân lạc bước đánh rơi lời thề !
TRẦN CĂNG
ĐT: 0989018661
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)