Năm ngoái, một bữa đang ngồi nhâm
nhi vài ly thì nhận điện thoại của ông anh họ - một bác sĩ về hưu rủ tôi về quê
đi sấu cá.
- Trời. Cách xa cả ngàn cây số mà ông anh bảo em về đi sáu cá
ư. Nhưng đã hơn 20 năm nay mình không được thưởng ngoạn cái thú vui ấy rồi. Cái thú vui có một không hai này. Như có ma lực,
vậy là tôi cắt phép và… bay về quê. Thật không uổng, tôi đã có một chuyến picnic
thật tuyệt vời.
Nói đến Ngàn Nưa, dãy núi từ xa xưa
đối với mỗi người sinh ra ở nơi đây là cơm áo gạo tiền, là “bồ lúa” của tiều phu nghèo khi tháng Ba ngày Tám. Là tài
nguyên của cải, cung cấp vật liệu… dựng nhà làm cửa, là quặng crômite quí giá…Còn khe
suối của Núi Nưa có loại cá “ tủ mủ” ăn ngon đến nhớ đời. ở quê tôi cứ đến heo may lại rủ nhau đi sấu
cá khe.
Hình ảnh từ khi chọn khe, đổ thuốc đến bắt và nấu ăn, uống rượu
Dãy Ngàn Nưa có rất nhiều khe (
suối nhỏ). Nhiều nước vào mùa mưa, cạn vào mùa khô, nhưng không mấy khi khô hẳn.
Có rất nhiều cá với những cái tên mà hẳn ở nơi khác không có: cá tào, cá trắng,
cá tủ mủ, tôm cũng khác, cua thì dẹp hơn. Có con cua mòng đỏ chót. Những con
khe gắn với những cái tên như Khe Bãi Đềênh, Khe Đàng Trụt, Khe Đàng Quan, Khe
Cân(cây) Móm, Khe Cân Mắc, Khê Đông Rợp, Khe Đá Bàn…
Sấu cá ( sấu hay còn gọi là thuốc
cá, có nhiều địa phương khác người ta vẫn làm như vậy) rất công phu. Thuốc là
khâu dầu Sở ( hạt Sở đã ép lấy dầu, không độc. Khi nấu lên đặc quánh dầu, đổ xuống
nước dầu sở phủ mặt nước cá ăn phải say thuốc mà nổi lên chỉ việc dùng tay cũng bắt
được…
Nhưng kiểu chơi “sấu cá” quê tôi
lại khác. Đó là một thú “săn” cá thì đúng hơn. Đây là một thú vui của từ thường
dân đến những phú gia làng. Giàu thì bỏ tiền mua thuốc, nghèo đi bắt giúp…Nhưng
trên hết vẫn là thú chơi. Bắt đầu từ 2 giờ sáng, đoàn sấu cá đi sau khi đã chuẩn
bị: nồi, đuốc dụng cụ bắt cá…nhưng không thể thiếu: xôi gà và nhất là rượu để
trước khi đổ thuốc xuống khe thì nên cúng thần núi, thần khe. Cúng xong, mọi
người uống rượu, đợi đến khi trời sáng thì cùng nhau đi bắt cá. Cá nhỏ, bắt từng
con, từng con vậy mà có khi được cả gánh cá. Đến trưa, khi cá đã nhiều thì nhà
bếp bắt đầu nấu cá, chỉ 2 món là: canh cá nấu với rau cải và cà chua và phải nấu
chính nước suối và cháo cá. Bát mang theo, nhưng đũa thì phải bằng cây rừng. Nhiều
ít cũng không được ăn hết mà phải để lại mang về chia cho những người ở nhà…cái
qui ước ngàn đời là vậy.
Lần này ông anh họ rủ về sấu cá,
với tôi là cả niềm vui, bởi 20 năm rồi xa quê cũng chẳng có dịp nào về.
Nhớ khi các bác họ tôi Hứa Như Ý, Hứa Như Tư còn sống
có thể ví là thủ lĩnh của“Hội sấu cá phong liêu nhất”, dù ở tận Hà Nội vẫn một
năm một lần về đi sấu cá. Khác với các hội khác, cứ mỗi khi cuối buổi sấu cá, bác
tôi hô: phụ nữ ở lai, đàn ông đi: “thoả mãn bần cố”, ấy là câu nói vui của người
nông dân quê tôi- vậy là bác cháu ngược khe lên đến cái hố nước thật sâu, thật
trong giữa lưng chừng 2 vách núi và tắm…tiên.
Ăn cá suối giữa rừng, tắm tiên giữa rừng! Bây
giờ các bác của tôi đã đi xa, trong tôi chỉ còn hoài niệm, hoài niệm ngay cả
khi tôi về sấu cá lần này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét