Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

THỦY TỔ: LÊ DUY ĐÀN
HỌ LÊ ĐÌNH

Nước sinh ra có nguồn
Người sinh ra ở tổ
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nước thì có quốc sử
Họ thì có gia phả

BÀI CA ĐOÁN MỘ TỔ

Na Sơn giáng khí địa an bài
Thủy hình kim động điểm vô sai
Bạch hổ hồi đầu sơn bang tước
Thanh long cung thủ thủy nhập hoài
Sơn cao huyền vũ tăng thêm thọ
Minh đường chu tước lại hiền tài
May mắn con trai đăng khoa mục
Vào năm hợi, dậu nữ lâu dài…
Mộ này ở khu vực Nấp tế - Cồn tre. Con cháu thay nhau giữ.
Đến này khu mộ được xây cất khang trang và có đền thờ to lớn.
Khai quốc công thần: Lê Lôi (Tức là Xa kỵ thượng tướng quân Lê Thạnh)

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Nguyễn Đoan và bức tranh "Bác Hồ với thiếu nhi miền Nam"

                      
Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Gia Lai-Kon Tum, vào tháng 01 năm 2013 tiếp nhận một bức tranh sơn dầu “Bác Hồ với thiếu nhi miền Nam” của họa nghiệp dư-Nguyễn Đoan trao tặng. Tôi và những đồng nghiệp xem tranh và đều có chung suy nghĩ: Đây là một bức tranh, có cách thể hiện rất riêng so với những bức tranh mà tôi từng thấy trước đó của các họa sĩ vẽ về Bác Hồ với thiếu nhi. Đem những suy nghĩ của mình trao đổi với tác giả, thật bất ngờ, đằng sau câu chuyện vẽ tranh cũng đầy thú vị.
Chuyện về hồn tranh
Anh tâm sự: “Một lần có 2 cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Gia Lai-Kon Tum đến nhà để hỏi anh về những kỷ niệm khi gặp Bác Hồ. Chuyện trò với họ bỗng nhiên những ký ức tuổi thơ dậy về. Ký ức về những lần gặp Bác, về bóng hình, về nụ cười của Bác dường như đã trở thành một phần máu thịt trong anh. Đã bao lần anh muốn cầm cọ tái lại cái thời khắc thân thương ấy, nhưng chưa làm được. Như được động viên bởi những người “đi tìm hình của Bác” ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, anh hứa: Sẽ vẽ tặng Bảo tàng một bức tranh về Bác với thiếu nhi miền Nam, mà anh từng tắm mình trong không gian ấy”. Với ký ức đã thấm đẫm trong anh hơn nửa thế kỷ, với những nghĩ suy về cuộc vận động “Học  tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, anh đã miệt mài kể lại tấm lòng Bác bằng những gam màu và tình cảm yêu thương cảu thiếu nhi miền Nam với Bác...
alt

Tranh Nguyễn Đoan: " Bác Hồ với thiếu nhi miền Nam"

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Hành hương về Xóm Ké

 Một ngày tháng tư năm 2013, chúng tôi hành hương về Xóm Ké-chiến khu xưa thời kỳ đầu chống Pháp của Tỉnh ủy Gia Lai và của Huyện ủy An Khê. Hỏi những người đang sinh sống trên đất Song An, thì đôi người biết tích xưa, còn lại với họ chỉ tên gọi một vùng đất rẫy.


Tôi-kẻ hành hương, lặng lẽ tìm về… được khích lệ bởi câu nói của vị tiền bối từng làm báo Sáng, từng là thợ in báo tại chiến khu Xóm Ké ngày nào-bác Nguyễn Thái Thưởng: “Các cháu đã lặn lội ra tận Huế tìm tôi, quý lắm, nhưng các cháu đã tìm về Xóm Ké chưa? Báo ta đã từng in và phát hành ở đó”.

Ngượng ngùng tôi nói thác: “Dạ, tháng tư năm nay chúng cháu quyết về”. Thật bất ngờ, chuyến đi trong tôi đã gặt hái nhiều điều, đong đầy cả niềm vui và cả nỗi niềm về đất và người Xóm Ké.

 
Bà Võ Thị Hường (xã Song An, thị xã An Khê) là du kích của chiến khu Xóm Ké những năm 1946-1954. Ảnh: Quốc Ninh
Bà Võ Thị Hường (xã Song An, thị xã An Khê) là du kích của chiến khu Xóm Ké những năm 1946-1954. Ảnh: Quốc Ninh 

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Lãng mạn ATK

Lãng mạn ATK

Lâu nay, khi nói đến Trung ương Cục miền Nam, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng ta thường biết đây là hậu cứ bí mật, được mệnh danh là an toàn khu (ATK). Đọc sử và những sách viết về chiến tranh chống Mỹ, chúng ta biết đến chuyện về các vị lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam như: Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt… bám trụ trực tiếp lãnh đạo tại chiến trường miền Nam cho đến ngày toàn thắng. ATK đã được giới nghiên cứu khoa học lịch sử, lịch sử chiến tranh nghiên cứu và sự khâm phục về tổ chức hậu cứ chiến tranh.

Với tôi, từng là lính trận có mặt tại chiến trường B2 thời chống Mỹ, nhưng hầu như  khi ấy không biết về một chiến khu như thế. Hôm nay, là một du khách đến tham quan ATK, được du ngoạn, được biết thêm nhiều điều kỳ diệu về một ATK, nghiêm mật đấy và lãng mạn đấy

alt

Các hướng dẫn viên kể những câu chuyện về một thời chiến đấu, một thời đạn bom của những con người đã đi vào huyền thoại Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt…

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Đền Nưa vào hội



                             Lễ hội Ngàn Nưa                              
                                          Quốc Ninh

Theo lệ thường, hàng năm cứ vào rằm tháng Giêng ở quê tôi lại vào Lễ hội đền Nưa. Lâu lắm tôi mới được về ăn Tết quê, lại được tham gia Lễ hội thật vui. Lễ hội được khai mạc sớm (mồng 8 tháng Giêng) rất trọng thể và trang nghiêm, với phần trống hội, lễ tế thiên địa, thần linh và lễ tế mở cổng trời tại huyệt khí cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà hạnh phúc
Lễ hội đền Nưa – Am Tiên là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng nhằm tôn vinh công đức của các vị anh hùng dân tộc, đồng thời nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ sau.
Cổ Định-Tân Ninh, vùng thôn dã nằm nép mình bên rặng núi Nưa hùng vĩ của xứ Thanh.Nhà thơ Mộng Chữ đến vùng đất này, cảm được vẻ đẹp, ông đã phác hoạ bức tranh: “Ai đi về Thanh / Nơi đồng lúa xanh xanh / Nơi núi lên biêng biếc / Nơi thôn xóm xinh xinh”.Thật vậy, Cổ Định quê tôi có dòng sông Lãng, có núi Nưa  xanh biếc. Mỗi năm khi mùa xuân về, vào Rằm tháng Giêng làng tôi rộn ràng vào lễ hội. Người trong làng, kẻ sinh sống nơi xa, khách thập phương nô nức về dự Lễ cầu an. Hoà trong dòng người, tôi người con xa quê hương nay về thăm quê trong lòng đầy tự hào về quê mình một vùng quê văn vật, địa linh. Như lời diễn văn khai mạc của vị đại diện cho Uỷ ban nhân dân huyện Triệu Sơn, Thanh hoá, đã nhắc lại truyền thống: Núi Nưa nơi bà Triệu dấy binh đánh giặc Đông Ngô; miền đất của khoa bảng. Sử sách còn ghi qua các triều đại Lý-Trần-Lê-Nguyễn luôn có nhiều người tài giúp nước như: Luật quốc công Lê Thân (đời nhà Trần); có vị làm đến chức tể tướng; vào thời đại nhà Lý, nhà Trần có dòng họ Doãn có ba người phó chức chánh sứ sang Trung Quốc (đó là các ông Doãn Anh Khải, Doãn Tử Tư và Doãn Băng Hiến)... 
Tam quan Đền Nưa, Tân Ninh Triệu Sơn Thanh Hoá





Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Nói với nàng thơ

Đêm nằm chưa ngủ nghĩ lan man
Rủ rỉ cùng em ở dưới màn
Duyên nđôi ta "tình" thắm đượm
Tơ hồng chắp nối " nghĩa" nghĩa chưa tan
Gieo vần câu tứ"đêm" chăn gối
Tâm đắc tri ân "sáng" khúc đàn
Chắt lọc ngôn từ "gieo" dưới yến
Hương đời một cõi "rắc" canh tàn.

                                      Lê Đình Tân

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Gặp mặt cựu học sinh 12 I và 12C Trường Triệu Sơn 2

Tết Quý Tỵ - 2013 đối với mình thật là vui, vui vì nhiều lẽ, nhưng vui nhất là gặp lại học trò cũ, những học sinh thân yêu mà mình từng chia sẻ trong những năm đất nước thật khó khăn đói cơm, lạt muối. Nhưng tình cảm, tình thương thầy trò của chúng tôi luôn chân tình. Tình cảm, tình thương ấy dù đã gần 30 năm trôi qua, tưởng như đi vào dĩ vãng...nhưng trái lại vô hình và hiện hữu, luôn được hun đúc đầy và đầm thắm hơn. Cuộc gặp lại các em học sinh lớp 12I(khoá1983-1986) và lớp 12C (khóa 1985-1988) của Trường cấp III Triệu Sơn 2, Thanh Hoá, đã để lại trong tôi-một nhà giáo, nhà báo với niềm tự hào và lòng cảm động vô bờ, bởi tình cảm mà học trò cũ cho mình. Đây là một phần thưởng cao quí của cuộc đời. Cảm ơn các em đã tiếp sức Thầy trong cuộc sống này. ( Quốc Ninh, nguyên giáo viên Trường cấp III, Triệu Sơn 2, Thanh Hoá.Nay đang công tác tại Báo Gia Lai)

Một số hình ảnh Cựu HS Lớp 12I (khoá 1983-1986) Triệu Sơn 2, Thanh Hoá, gặp mặt Tết Quý Tỵ



Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Cần lắm việc lưu giữ hiện vật ở Am Tiên tự

Một mùa Xuân mới lại về, nghĩa là Lễ hội Ngàn Nưa cung bắt đầu khai trương. Lại nhớ lần trước về Am Tiên có chụp được mấy tấm hình những gì còn sót lại sau nhiều thăng trầm, biến cố và mai một của thời gian, như: chân cột đá, lục bình, đá tảng...bị bỏ rơi rụng không nơi lưu giữ, mà thấy chạnh lòng. Và ước, giá mà ở khu du lịch sinh thái và tâm linh Am Tiên, nếu có được một gian trưng bày, không chỉ các hiện vật còn lưu lại, mà cũng có thể tạo thêm một góc nhìn về văn hoá -lịch sử của một vùng đất thiêng này.


Khánh đá


Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

CỔ THỤ VÀ NHỮNG TRUYỀN KỲ…




 Nhìn từ giác độ văn hóa và lịch sử, cổ vật luôn mang trong mình thông điệp gửi lại cho đời sau. Trong trường nghĩa tương đồng ấy, những cây đại thụ không chỉ như một bức thông điệp giàu giá trị mà bản thân sự sống xuyên thế kỷ còn mang tính nhân văn, đôi khi nhuốm màu huyền thoại và  tâm linh.
Trên nẻo đường xuyên Việt, tôi-một lữ khách đã không dưới một lần lặng đắm suy tưởng bên bên những cây đại thụ ấy…Có cây đã được công nhận là “Cây di sản” quốc gia, có cây đến nay vẫn chưa được xác định niên đại…nhưng mỗi lần nghiêng mình trước cây, tôi vẫn luôn tự đặt cho mình câu hỏi: là cây đang sống, lại là đại thụ thì mỗi cây hẳn cũng có một số phận, chắc sẽ có những truyền kỳ, giai thoại; vậy cây có “hồn” không nhỉ?
Từ truyền kỳ cây thị ngàn năm tuổi ở Tràng An
Du ngoạn ở khu du lịch lịch sử, văn hoá và sinh thái Tràng An – Bích Động, Ninh Bình-nơi được ví là Vịnh Hạ Long trên cạn, tôi không khỏi xao xuyến khi đắm mình vào những hang động kỳ thú, mà người đời phải thốt lên:“Xuyên Thủy Động Tràng An”. Nơi đây có khoảng 50 hang xuyên thủy mà tại mỗi hang mỗi vẻ đẹp độc đáo riêng. Trong Quần thể Xuyên Thủy Động Tràng An có gần tới 30 cái thung, mỗi thung là một bức tranh thủy mặc khác nhau mây trời, non xanh, nước hòa quyện vào nhau. Nhưng trong cái mênh lung thuỷ mặc ấy lại chứa đầy huyền tích: hang Tối, hang Nấu rượu thời nguyên thuỷ... Xin khất lần sau để nói về thuỷ mặc, ở đây chỉ xin đựơc đôi nét về truyền kỳ cây Thị Tràng An.
Bên gốc thị ngàn năm