Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Tiếng cuông chùa trên quần đảo Trường Sa

Đến thăm quần đảo Trường Sa, đoàn chúng tôi có 8 nhà sư. Các sư đã tình nguyện đến đây để cầu siêu cho các liệt sĩ và cầu cho quốc thái dân an…
Hôm ấy, trên đảo Song Tử Tây, bà con phật tử trên đảo cùng các nhà sư sắp lễ, tiếng chuông chùa gióng lên từng tiếng, từng tiếng theo gió và lan ra biển cả. Lòng người thành kính, không gian trầm mặc; tiếng mõ của Đại đức Thích Nguyên Thành và tiếng tụng kinh của các nhà sư… như tạo một không gian huyền ảo, mà rất đời.
Chùa trên đảo Trường Sa lớn
          Mời xem tiếp Ở ĐÂY

Người của Trường Sa (bài cuối)

Triệu trái tim hướng về nơi đảo xa

Trong nhiều đoàn đến thăm và công tác tại huyện đảo Trường Sa, có lẽ đoàn mà tôi được tham gia là đoàn đặc biệt nhất từ trước đến nay: Đại diện cho 54 dân tộc anh em về với Trường Sa. Trong cái chung của tinh thần đại đoàn kết, thì mỗi đại diện dân tộc đều muốn thể hiện tình cảm của dân tộc mình với quân dân huyện đảo. 
                                               Đoàn Hà Giang tặng ảnh cột cờ Tổ quốc ở cực Bắc Tổ quốc

                                      Mời xem tiếp Ở ĐÂY

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Người của Trường Sa (bài 3)

                  Bài 3: Chấp nhận gian khổ hi sinh


Chúng tôi đã đến với đảo nổi, đảo chìm nhưng ấn tượng, cảm phục và thấm thía nhất là lên thăm lính nhà giàn-Cụm Kinh tế-Khoa học-Dịch vụ trên thềm lục địa phía Nam. Gió biển mới cấp 4 cấp 5 mà sóng đã cao hơn 4 mét. Nhà giàn cao khoảng 40 mét, sàn đầu tiên cách mặt biển chừng 11 mét. Lên được giàn đã khó, xuống còn khó hơn khi phải đu dây, sơ sảy là va đập và rơi xuống biển.
                  Xem tiếp tại đây

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Người của Trường Sa (bài 2)

                          Bài 2: Nhịp sống nơi đảo xa
Trong lịch trình thăm huyện đảo Trường Sa, chúng tôi đến xã đảo Song Tử Tây và thị trấn Trường Sa. Ban ngày nhìn từ biển vào, các đảo xanh tươi trù phú; ban đêm, ánh điện lung linh huyền ảo, xã đảo thanh bình như một đô thị nổi giữa đại dương.  
 


                           mời các bạn xem tại đây

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Người của Trường Sa

Bài 1: Những anh hùng trên biển

Hải quân Nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 7-5-1955, đến nay đã tròn 56 năm. Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Quân chủng đã không ngừng phấn đấu, hy sinh và lập nhiều thành tích, chiến công bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Quân chủng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhân Ngày truyền thống của Quân chủng, xin được giới thiệu bài viết của nhà báo Quốc Ninh về những người đã anh dũng hy sinh và những người đang tiếp tục xây dựng và bảo vệ quần đảo Trường Sa…
Ông Măng Đung Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thắp hương tại Lễ tưởng niệm các Liệt sĩ hy  sinh tại quần đảoTruờng Sa
 Tháng 4-2011, tôi cùng đoàn của 54 dân tộc anh em về với Trường Sa. Đoàn do Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Bá Trình dẫn đầu đến thăm và làm việc với huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Khi đến vùng biển của đảo Cô Lin, Gạc Ma, chúng tôi đã dừng lại làm lễ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong sự kiện ngày 14-3-1988 và tại nhà giàn Phúc Tần và Phúc Nguyên nơi bão tố năm 1990 đã cướp đi sinh mạng của những người trấn giữ biển đảo của Tổ quốc. Buổi lễ được tiến hành nghiêm trang và trọng thể. Các đại biểu đã xúc động thắp hương, kính cẩn nghiêng mình trong khúc nhạc “Hồn tử sĩ” và tiếng còi tri ân rền vang của tàu HQ 996.

Đại tá Hoàng Ngọc Dương- người đã từng có gần chục năm sống trên các đảo Trường Sa, nay là Trưởng phòng Dân vận thuộc Cục Chính trị Quân chủng Hải quân xúc động kể lại: “Cách đây 23 năm, vào ngày 14-3-1988, có một trận chiến của đơn vị Hải quân Việt Nam chống lại cuộc tấn công phi lý, xâm lược của Hải quân nước ngoài tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, chúng với mưu đồ thôn tính các đảo Trường Sa của Việt Nam. Dù lực lượng không cân sức nhưng cán bộ chiến sĩ của tàu HQ 505, 506, 604, 605 thuộc Lữ đoàn 125 và các chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 146; Trung đoàn Công binh 83 đã anh dũng chiến đấu, dũng cảm hy sinh.
Hôm ấy, trên boong tàu HQ 996, chúng tôi dâng hương và thả vòng hoa xuống biển, nơi hài cốt các anh còn nằm đó dưới biển sâu. Đó là anh hùng Nguyễn Văn Lanh bị thương vẫn không rời trận địa. Và không thể nào quên hình ảnh của Thiếu úy Trần Văn Phương- Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, trước sự tấn công của kẻ địch, anh đã quấn lá cờ Tổ quốc quanh thân mình động viên đồng đội, với câu nói bất hủ: “Không được lùi bước. Phải để cho máu của mình tô thắm thêm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng”. Là hành động thật anh hùng của Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, đứng trước tình thế mất đảo trong gang tấc, đã bình tĩnh, mưu trí chỉ huy chiến đấu đưa con tàu HQ 505 lao vào đảo chìm Cô Lin biến con tàu thành “thành lũy” chống lại kẻ địch, khẳng định chủ quyền biển, đảo. Và còn bao tấm gương cao đẹp khác mà chúng tôi không thể kể hết. Chính nơi đây, 64 cán bộ chiến sĩ đã ngã xuống vì biển, đảo Trường Sa, vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Các anh đã tạc thêm khí phách hào hùng của Hải quân Việt Nam, khí phách của người huyện đảo Trường Sa vào lịch sử hào hùng của dân tộc...”.
Khi đến nhà giàn Phúc Tần thuộc “Cụm Kinh tế-Khoa học-Dịch vụ” trên thềm lục địa phía Nam, chúng tôi còn được nghe những hành động quả cảm và tình đồng đội, tình người đến nao lòng. Ấy là, những năm 90 cuối thế kỷ trước và những năm đầu thập niên thế kỷ XXI, bão tố đại dương hung dữ đã cướp đi tính mạng của những chiến sĩ hải quân, của nhân viên trấn giữ và nghiên cứu tiềm năng kinh tế biển đảo ở các nhà giàn. Còn nhớ, chiều 14-12-1990, khi cơn bão số 10 có sức gió trên cấp 12 đã quật đổ nhà giàn Phúc Tần quăng 8 cán bộ chiến sĩ xuống biển khơi sóng dữ. Giữa lúc cận kề cái chết, Thượng úy Nguyễn Hữu Quảng- Phó Chính trị viên, Bí thư chi bộ nhà giàn vẫn động viên anh em phải kiên cường trong sóng dữ. Trong bão tố, anh đã kéo đồng đội về phía mình nhường chiếc áo phao đang mặc trên người và miếng lương khô cuối cùng cho đồng đội, để rồi mãi mãi ở lại với biển vào chiều 15-12-1990.
Còn nhiều tấm gương của các liệt sĩ quả cảm, hy sinh mà chúng ta mãi mãi khắc ghi: Đại úy Vũ Quang Chương- Chỉ huy nhà giàn Phúc Nguyên, hy sinh trong tư thế quấn cờ đỏ sao vàng quanh mình; là đảng viên Nguyễn Văn An; là lời chào qua bộ đàm của Chuẩn úy Lê Đức Hồng: “Vĩnh biệt đất liền” để ra đi mãi mãi. Còn nữa, những liệt sĩ dũng cảm hy sinh mà vài trang viết khó có thể kể hết…

 Khi ngồi viết những dòng này, bên tai tôi vẫn nghe đâu đây lời của sóng gió đại dương rằng: Các anh ra đi vì chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, hát tiếp khúc tráng ca của “Bộ đội Cụ Hồ”. Rằng “Cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì cả nước”. Huyện đảo Trường Sa đã có thêm nhiều công trình vững chắc, cả đời sống vật chất và tinh thần, có trường học cho trẻ em, có công trình phúc lợi cho quân dân… một Trường Sa đang đổi thay phát triển cả về kinh tế-xã hội, vững mạnh về quốc phòng-an ninh… Mong các anh thanh thản yên nghỉ và cùng chúng tôi quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, để Trường Sa mãi mãi trường tồn.
Nghệ sĩ Nhà hát Đam San ( Gia Lai) thắp hương

Và Nhà sư


Man mát tuởng nhớ hương hồn các liệt sĩ

Đảo Sơn Ca và Nam Yết

Đảo Sơn Ca
Hôm nay là là ngày t5-5, mấy người bạn mới quen trên đảo điện về nói Trường Sa đang  mát. Xin tải thêm ảnh mà mình đã đi qua.


Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Đảo Song Tử Tây

Một góc đảo Song Tử Tây sáng sớm
Đến đảo Song Tử Tây, đảo đầu tiên chúng tôi đến. Hòn đảo thật đẹp. Không gian đẹp. Tháng 3 thật thanh bình. Nhưng, mùa bão tố thì " dữ dội lắm" trung tá Huấn, Chỉ huy cụm 3 trên đảo nói. Mái tôn bay tứ tung. Sóng ập vào có thể lôi cả căn nhà...Anh đã 4 năm thâm niên trên đảo.
Nhưng khi tôi đến, đúng là trời đang yên gió, biển lặng. Và đây là một số hình ảnh mời xem.

Đón đoàn

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Đến với Trường Sa


Hôm nay đã là ngày 5-5, nghĩa là tôi đã đến huyện đảo Trường Sa và trở về đất liền được…hơn một tuần có lẻ. Trước khi đi có ông bạn vong niên bảo: hãy viết nhật ký và chụp cho nhiều ảnh nhé. Vâng, nhật ký thì tôi có viết, ảnh thì chụp rất nhiều. Nhưng làm thế nào mà có thể tải hết, làm thế nào mà nói hết. Ai đã một lần đến được với nơi biển đảo tuyệt vời này, hẳn cũng sẽ giống như tôi ngồn ngộn điều ghi được; cảm xúc dâng trào và có cơ hội nhìn lại chính mình, nhìn lại chúng ta…
Thú thật, đến tận lúc này đây tôi vẫn chưa biết sắp xếp như thế nào cho những bài viết trên blog của mình. Vậy thì xin được kể chuyện vậy. Nhớ đâu kể đó, kể cả bằng hình ảnh mà tôi ghi lại được 9 ngày trên biển, đảo Trường Sa. Chúng tôi đã đi được 4 đảo nổi ( Song tử Tây; Nam Yết, Sơn Ca và Dảo Trường Sa lớn; đến 4 đảo chìm (đảo Đá Nam, Đá Lát, dá đông A và đảo Đá Tây) với một nhà giàn DK1/18.
Tàu HQ 996 - chuẩn bị xuất phát ở cảng Cát Lái ( Tp Hồ Chí Minh)