Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Có một làng “ nước ngoài ” tại xã Tân Ninh.

                                                     Lê Hải

Năm 1987, tôi cưới vợ. Vợ tôi quê Nam Bộ chính tông. Từ bé, cô ấy sống cùng gia đình trong căn cứ rừng U Minh, cụ thể là Kinh Tư, huyện An Biên, Kiên Giang nên vẫn thường nói “ con cá gô bỏ gổ nó nhảy gồ gồ”. Nghe đã lạ, nhưng chưa thấm gì với cái lạ quê tôi.
Cưới vợ được 2 tháng, tôi xin phép Ba, Mẹ vợ được đưa cô ấy về thăm quê chồng. Trước đó, trong quá trình yêu nhau, tôi đã cho cô ấy biết quê tôi là làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá -  một vùng quê cổ dưới chân dãy núi Ngàn Nưa. Trước khi về quê, tôi “ trân trọng” thông báo rằng: “ Em về quê, buổi đầu chắc nàng dâu không thể hiểu mẹ chồng nói gì  đâu”. Vợ tôi không tin, bảo: “Cứ nói chuyện dễ thương như anh, em nghe được hết”. Nghe thế tôi chỉ cười.
Ngay buổi tối đầu tiên về thăm quê chồng, hầu như bà con  trong xóm đều đến chúc mừng – tình cảm quê hương là thế, vợ tôi đã “ choáng” khi nghe bà con nói chuyện với nhau. Biết chắc vợ tôi không thể hiểu được tiếng địa phương nên tôi làm phiên dịch: Dịch những câu  trò chuyện giữa bà con với vợ tôi và tất cả những lời bà con nói chuyện với nhau. Cô ấy ghé tai tôi hỏi nhỏ: “Gốc quê anh là người nước ngoài à”? Tôi cười trả lời: “ Không phải quê anh gốc nước ngoài mà nước ngoài gốc quê anh”. Cô ấy lụi vào sườn tôi một cái: “ Xạo” !
alt
Một góc Chợ Nưa- Tân Ninh

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Đại tướng quân Lê Lôi - Lam Sơn khai quốc công thần.



                                                                          Lê Hải

Làng Cổ Định đến cuối thời nhà Trần đã  trở thành một vùng quê trù phú. Có thể gọi đó là làng khoa bảng cũng không sai. Bởi trong làng đã có nhiều con em thi đỗ đại khoa. Đặc biệt  vào thời Lý, Trần làng có 3 người được vua cử làm chánh sứ sang bang giao với nhà Tống, nhà Nguyên; có người làm tới chức Tể tướng, Thừa tướng.v.v…
Cuộc sống của hơn ba nghìn người lớn bé trong làng đang đầm ấm yên vui, người nông dân chăm lo cày cấy trên đồng, bậc nho sỹ miệt mài sôi kinh nấu sử thì tai hoạ ập đến với làng.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

“ LỬA “ Ở MỘT GIA ĐÌNH CÁCH MẠNG


                      
Gia Lai được thành lập đến nay đã tròn 80 năm. 80 năm ấy có biết bao đổi thay, biết bao thế hệ , biết bao nhiêu con người đã góp công, góp sức, hy sinh cả tính mạng để có một Gia Lai như hôm nay…Trong nhiều gia đình cách mạng, muôn vàn người con của mảnh đất Gia Lai anh hùng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, tôi muốn kể đôi điều về gia đình ông Nguyễn Khoa. Một gia đình cách mạng.
Một buổi chiều tháng 5 tôi đến thăm ông bà Nguyễn Khoa và Quách Thị Hường theo lời hẹn. Ồng Nguyễn Khoa  là một trong 6 vị được tôn vinh là cán bộ lão thành cách mạng ở Gia Lai và nay cũng là người duy nhất còn sống ( sau khi ông Trương Trợ, người bạn, người đồng chí từ thời lập Hội Cứu tế đỏ ở Bàu Cạn, vừa mất ở Hà Nội hôm đầu tháng 5 -2012). Còn bà Quách Thị Hường vợ ông, vừa là đồng chí cùng hoạt động bí mật, là cán bộ tiền khởi nghĩa. Trong căn hộ nhỏ mà ấm cúng, tiếp chuyện tôi ông gọi tôi là đồng chí, bởi cái chất cách mạng đã thấm sâu trong ông. Các cụ tiền bối cách mạng là thế - vẫn tràn đầy nghị lực, nhiệt huyết. Dù tay run run khi cầm tấm ảnh chụp chung với ông Trương Quang Được (con trai ông Trương Trợ), nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội một lần đến thăm ông ở Pleiku đưa tôi xem, nhưng mắt ông vẫn sáng và lời kể thì vẫn rõ ràng, khúc triết. 
 Ông Nguyễn Khoa và bà Quách Thị Hường ở căn hộ chung cư do tỉnh Gia Lai cấp