Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Bí thư chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Gia Lai

Vào một ngày cuối thu năm 2012, chúng tôi từ Gia Lai tìm đến ngôi nhà của Trung tướng Nguyễn Đường ở Hà Nội, với mong muốn thắp hương tưởng nhớ ông và tìm kiếm tư liệu để viết lịch sử báo chí cách mạng Gia Lai. Bởi ông là người Bí thư chi bộ Cộng sản đầu tiên của tỉnh Gia Lai. Đón chúng tôi là mấy người con gái của ông: Nguyễn Thị Minh Lợi, Nguyễn Thị Minh Hoài và Nguyễn Thị Minh Hằng. Họ kể về những kỷ niệm gắn với người cha yêu quý và cho chúng tôi xem bản thảo hồi ký về cuộc đời của ông.

Đến với Cách mạng  

Lần giở những trang bản thảo “Cuộc đời tôi” do chính Nguyễn Đường tự truyện (nay đã được in thành sách), tôi càng hiểu hơn về tính cách và sự nghiệp một con người mà tên tuổi ông đã đi vào lịch sử không chỉ của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, mà còn là một tên tuổi trong hàng ngũ tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

 
  Đường Nguyễn Đường (TP. Pleiku). Ảnh: Duy Lê
Đường Nguyễn Đường (TP. Pleiku). Ảnh: Duy Lê  

Phạm Thuần-Trưởng ty Công an đầu tiên của Gia Lai


Trong lớp những đảng viên thuộc Chi bộ và Đảng bộ đầu tiên ở Gia Lai, có một người mà chúng ta nhắc đến tên rất nhiều, nhưng thân thế và cuộc đời thì gần như còn chưa được mấy ai biết đến-đó là Phạm Thuần. Là Tỉnh ủy viên lâm thời của Đảng bộ Tây Sơn (Đảng bộ tỉnh Gia Lai ngày nay), ông đã kinh qua nhiều chức vụ ngay sau Cách mạng Tháng Tám: Chủ tịch Hội Thanh niên cứu quốc; Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh (1946); Trưởng ty Công an (khi ấy gọi là Trưởng ty Cảnh sát) đầu tiên của Gia Lai.
Chàng thủy lâm và hàng thông reo Phố núi
Một chiều, tôi tìm về ông Nguyễn Khoa (tức Nguyễn Khắc), một người bạn của ông Phạm Thuần từ thuở Đoàn Thanh niên Gia Lai hồi tháng 3-1945 cùng tham gia giành chính quyền ở Gia Lai.
 
1
Ông Phạm Thuần. Ảnh: Q.N
Ông Nguyễn Khoa nhớ lại: Hồi đó, ông hoạt động trong Hội Cứu tế đỏ bị bắt (1940) và được thả ra tù đang bắt nối liên lạc với cách mạng. Sau Nhật đảo chính Pháp, ông từ Bàu Cạn về Pleiku, khi đi đến núi Hdrông (núi Hàm Rồng) bỗng nghe tiếng sáo tre réo rắt như ẩn chứa nhiều tâm trạng. Cảm động trước âm điệu của tiếng sáo, ông tìm đến nơi người thổi sáo thì mới hay đó là người cai trồng rừng thuộc Hạt Thủy lâm liên tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Nói là cai cho oai, chứ thật ra chẳng khác gì bị quản thúc! Họ làm quen nhau thật tình cờ, nhờ vậy mà ông đã liên lạc được với Đoàn Thanh niên Gia Lai, vì ông Phạm Thuần là một trong số cán bộ của Đoàn Thanh niên ngày ấy. Họ cùng hoạt động cách mạng với nhau, cùng chứng kiến những biến cố trọng đại của Gia Lai những ngày đầu giành chính quyền và ngày đầu kháng chiến.

Cũng từ câu chuyện của ông Nguyễn Khoa, tôi hiểu thêm nhiều điều bất ngờ về người trồng cây xung quanh thị xã Pleiku năm xưa.