Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Thú vui sấu cá ở Ngàn Nưa…



Năm ngoái, một bữa đang ngồi nhâm nhi vài ly thì nhận điện thoại của ông anh họ - một bác sĩ về hưu rủ tôi về quê đi sấu cá.
- Trời. Cách xa cả ngàn cây số mà ông anh bảo em về đi sáu cá ư. Nhưng đã hơn 20 năm nay mình không được thưởng ngoạn cái thú vui ấy rồi.  Cái thú vui có một không hai này. Như có ma lực, vậy là tôi cắt phép và… bay về quê. Thật không uổng, tôi đã có một chuyến picnic thật tuyệt vời. 

Nói đến Ngàn Nưa, dãy núi từ xa xưa đối với mỗi người sinh ra ở nơi đây là cơm áo gạo tiền, là “bồ lúa” của  tiều phu nghèo khi tháng Ba ngày Tám. Là tài nguyên của cải, cung cấp vật liệu… dựng nhà làm cửa, là quặng crômite quí giá…Còn khe suối của Núi Nưa có loại cá “ tủ mủ” ăn ngon đến nhớ đời.  ở quê tôi cứ đến heo may lại rủ nhau đi sấu cá khe.   
Hình ảnh từ khi chọn khe, đổ thuốc  đến bắt và nấu ăn, uống rượu

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Đền Đô-Di tích lịch sử và tâm linh

  Cách đây không lâu, trong một lần hành phương Bắc, tôi ngược Hà Nội về thăm Đền Đô ở phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh-nơi thờ 8 vị vua nhà Lý. Ông Nguyễn Đức Thìn-người coi đền đã 25 năm nay kể rằng, ông tự hào cái vinh, cái danh của nhà Lý mà tự nguyện là người coi đền không công. Ông tự hào về gia tộc họ Lý, bởi chính ông cũng là hậu duệ của họ Lý.


Ông lý giải dòng họ ông phải đổi thành họ Nguyễn, là vì những người mang họ Lý ở quê ông bị thời nhà Trần truy sát... Ông chính là cựu đội viên Đội Du kích thiếu niên Đình Bảng-là Anh hùng Lao động-Nhà giáo Nhân dân. Ông chia sẻ: “Cây có cội, nước có nguồn. Con người sinh ra nhờ có tổ tiên...”. Ông đã say sưa giới thiệu với du khách rằng đây không chỉ là di tích lịch sử văn hóa, nơi phát tích của dòng họ Lý, mà còn là nơi phong cảnh hữu tình giữa sắc nước trời mây.
Tác giả cùng ông Nguyễn Đức Thìn (bên phải) trước đền Đô. Ảnh: Q.N
Tác giả cùng ông Nguyễn Đức Thìn (bên phải) trước đền Đô. 
Cùng với quần thể chùa chiền vùng quan họ, Đền Đô trở thành trung tâm của lễ hội tâm linh. Ngày rằm hay đầu tháng bà con đến thắp hương chiêm bái cầu nguyện. Ngày giỗ các vua Lý, các thánh như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành, Lý Đạo Thành… trở thành ngày mọi người dâng hương cầu cho quốc thái, dân an.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Bữa rồi có người cháu xa quê lâu lâu chưa có dịp về thăm quê, cháu muốn được thấy hình ảnh của Chợ Nưa, nên tôi đưa vài hình ảnh lên để cháu và ai là người Cổ Định - Tân Ninh, Triệu Sơn, Thanh Hoá có thể vọng về  cố hương.









Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

TÌNH BẠN
               Tặng bạn thơ Dân Huyền
Thanh thản một đời kể từ lâu
Bạn xưa đồng nghiệp buổi ban đầu.
Chén trà, gói bánh nay chờ bạn
Quyển sách, bài thơ mai gửi nhau
Tâm sự ngày đêm không ngớt chuyện
Ruổi xe năm tháng chẳng ngại đâu
Tri âm, tri kỷ nay đầu bạc
Tình nghĩa bạn bè thấm mãi lâu.
                     Lê Đình Tân
                          Năm 2011

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Nhớ - nghĩ từ Hà Nội


                                      Nhớ - nghĩ từ Hà Nội
                                                          Tạp văn của Trần Chiến

Áp rằm tháng bẩy, đang kỳ nắng thu làm rám trái bưởi non, Hà Nội làm “Những ngày văn hóa Tây Nguyên lần II – 2012”, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cùng Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam thực hiện. Tôi ra số 2 Hoa Lư xem triển lãm, thơ thẩn qua các gian trưng bầy của Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Kon Tum, Gia Lai, nhìn ngắm những xà gạc K’ho, chạc buộc voi M’nông, mô hình nhà dài Ê đê… Gian Đăk Lăk có ông nghệ nhân làm đàn từ quả bầu khô và những ống nứa còn xanh khá thu hút. Gian Gia Lai thì gặp lại những gì khá quen thuộc: tượng nhà mồ Jrai, chiêng Kđơ, ống tên, ché, gùi, sách nghiên cứu của Từ Chi, Nguyễn Thị Kim Vân, sử thi Bahnar dịch ra tiếng Việt… Kể làm được thế đã là kỳ khu lắm. Nhưng mình đã chót dính vào Tây Nguyên, thấy cả cái không gian sống bí ẩn, vĩ đại thế bị nhốt vào những “gian trưng bầy”, cứ hơn trăm mét vuông một, nó rất bí hãm, ngột ngạt đến vô hồn. Tôi có một Tây Nguyên của mình cơ mà, dù chỉ là những mảnh mẩu…
 
                         Vòng xoang Tây Nguyên
Tôi biết Pleiku từ năm 1978, còn là thị xã. Những ngôi nhà gỗ núp dưới bóng thông, những con đường lên xuống vòng vèo, tưởng đã “kịch” lại rẽ sang ngả khác. Đàn bà Thượng, tôi không phân biệt nổi sắc tộc gì, gùi dăm ba quả bí, mớ rau xuống chợ. Chợ xôn xao tiếng nói, sắc phục, sản vật lạ. Một không gian đi bộ rất thú vị, mỗi bước mỗi khám phá. Đến nỗi mà gập ghềnh trên xe chở đạn của quân khu Năm sang Cam pu chia, nhìn ngắm cảnh vật, những ngọn đồi dài mê mải, tôi chỉ ước ao chỗ này chỗ kia lên được cái tượng đài, hình thù gì đó chưa hình dung ra, nhưng ắt là “hoành tráng lệ” rồi. Và còn những cảm giác khác, kèm theo kì vọng…

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Với bác Trung Trung Đỉnh

alt
Bác Trung Trung Đỉnh người mình rất ngưỡng mộ
alt
Và mọi người đều yêu quí...
alt

alt

alt

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Những Cột mốc quốc gia nơi Trưưòng Sa

 Nhân ngày Tết Độc lập của Việt Nam ( 2-9) mình xin được gửi lên đây một số hình ảnh của Trường Sa, nơi tiền  tiêu của biển đảo của Tổ quốc: Những MỐC CHỦ QUYỀN của quốc gia trong lòng tôi..
Và còn bởi, vừa mới đây thôi, tại một buổi " gặp nhau cuối tuần" mình đã thật cảm động khi nghe Hậu, một tài xế lái xe ben ở Pleiku tuyên bố dõng dạc: Tôi sẽ tòng quân vào lính Hải quân, sẽ xin đến sẵn sàng chống quân xâm lược nếu chúng đụng đến Trường Sa!. Thì ra, sau khi nghe tôi nói về chuyến đi đến Trường Sa của mình, và nói với nhau về tin tức những hành động của Trung Quốc gây hấn và ngang ngược ở Hoàng Sa và Trường Sa. Chuyện anh bạn trẻ tài xế có tòng quân hay không, còn là chuyện của bạn ấy. Nhưng lời nói từ người bạn trẻ khiến tôi tự hào về những người trẻ tuổi hôm nay...

                              Đoàn Đại biểu 54 dân tộc anh em tại thị trấn Trường Sa



                                           Hải đăng đảo Song Tử Tây



Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Ngàn Nưa trầm tích và...đương đại

THỬ DỊCH THƠ ĐƯỜNG LUẬT ( VIỆT NAM)
                        SANG THỂ LỤC BÁT

                                          LÊ HẢI

Đêm qua, nhân vào trang VĂN THƠ VIỆT, có diễm phúc được đọc một số bài thơ của các thi sĩ nước ngoài do tác giả Ngọc Châu chuyển ngữ sang tiếng Việt. Điều đặc biệt là tác giả Ngọc Châu dịch sang thể Lục bát, một thể thơ thuần Việt và anh gọi là SONG NGỮ LỤC BÁT. Chưa bàn đến việc dùng cụm từ SONG NGỮ LỤC BÁT chuẩn xác hay không và giá trị văn học những bài thơ dịch, riêng  việc dùng thể thơ Lục bát đã cho đọc giả những cảm nhận mới về việc dịch thơ nước ngoài từ những bài thơ đã quá quen thuộc với người Việt Nam ta.
Bản thân tôi lâu nay cũng đã dịch sang thể Lục bát một số bài thơ Đường luật của các vị danh nho của quê hương tôi ( làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Do trình độ hiểu biết Hán văn và khả năng thơ phú còn hạn chế nên chưa dám công khai. Nay nhờ tác giả Ngọc Châu tiếp sức mạnh, tôi cũng xin mạnh dạn chuyển đến đọc giả xa gần những bản dịch thô thiển của mình. Mong được các bậc túc nho, các thi sĩ cho nhiều ý kiến đóng góp. Được thế, thật vạn hạnh.

            Bài 1:      TỐNG PHẠM CÔNG SƯ MẠNH BẮC SỨ
   ( Thượng thư hữu bật, Nhập nội hành khiển Lê Quát – đời nhà Trần)

          Nguyên văn:

                   Dịch lộ tam thiên quân cứ an
                   Hải môn thập nhị ngã hoàn san
                   Trung triều sứ giả yên ba khách
                   Quân đắc công danh ngã đắc nhàn

          Dịch thơ:
]                  Anh lên yên ngựa ba ngàn dặm
                   Hai mươi cửa bể tôi về ngàn
                   Người vui mây nước, người đi sứ
                   Bạn đạt công danh, tớ được nhàn

          Lục bát:  TIỄN BẠN ĐI SỨ
                   Ba ngàn dặm trạm đường trường
                   Anh lên yên ngựa, tôi nương biển trời
                   Sứ thần phương Bắc xa xôi
                   Công danh bạn hưởng, còn tôi được nhàn.

Di tích Nghè Giáp

Bữa rồi một nguời cùng quê cung cấp thêm bài viết của NGhè Giáp, bạn Le dinh Dung. Mình xin cung cấpt thêm bài viết về Nghè Giáp như một ủng hộ ai yêu quê hương Cổ Định- Tân Ninh.
Phòng GD-ĐT TRiệu Sơn.
Cổ Định - Tân Ninh một vùng đất thiêng - Địa linh nhân kiệt. Sơn thuỷ hữu tình.Từ thời thượng cổ nơi đây là một tụ điểm của cư dân Việt. Với cái tên khai sinh Chạ Kẻ Nứa cũng cho thấy nó là cộng đồng của thị tộc nông thôn nguyên thuỷ thuở xưa. Chính từ cái nôi đầu tiên này vào thời Vua Minh Mệnh triều Nguyễn đã hình thành Tổng Cổ Định, có địa lý hành chính rộng xấp xỉ bằng diện tích một huyện trung bình của Đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.
 alt
Tam quan Nghè Giáp

Cùng với sự phát triển của Lịch sử cái tên làng cũng được thay đổi nhiều lần, sự tách nhập cũng được diễn ra theo những thời điểm cụ thể. Song dẫu có thay đổi thế nào thì hai tiếng Cổ Định vẫn trường tồn, giải thích xuất xứ của làng mà từ xửa từ xưa đã có rồi, đã biến thành tên riêng của một vùng dân cư nhất định:
Kẻ Nưa cảnh trí nhịp nhàng
Sau lưng là núi trước làng là sông.
                                ( Lê Đình Khải)

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Nơi Gặp gỡ những anh linh

  Đức Cơ-mảnh đất tuyến đầu

 
Là chúng tôi đang muốn nói đến Nghĩa trang Liệt sĩ  Đức Cơ và  huyện biên giới Đức Cơ. Được biết đến là nơi an nghỉ của các thế hệ liệt sĩ trong 3 cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ,  bảo vệ biên giới Tây Nam và cũng là nơi an nghỉ của liệt sĩ Quân Tình nguyện Việt Nam tại chiến trường Campuchia, Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ chính là nơi lưu giữ “Trầm của đất nước”, nơi hội tụ của những anh linh. Cũng có thể gọi đây là một nghĩa trang đặc biệt, bởi trong số  1.350 ngôi mộ được quy tập ở nơi này, mới xác định được 100 mộ có tên. Và trong 100 mộ có tên ấy cũng chỉ có 50 mộ có đầy đủ tên, quê quán...  

Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, Báo Gia Lai giới thiệu chùm bài về Nghĩa trang Liệt sĩ  Đức Cơ và mảnh đất tuyến đầu này.

Lật lại lịch sử miền biên ải này ta thấy, từ những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đức Cơ đã là tuyến đầu, là tiền tiêu của Tổ quốc. Mấy chục năm chống Mỹ cũng trên mảnh đất biên cương này, đồng bào các dân tộc đã cùng viết lên những trang sử hào hùng. Và hôm nay, Đức Cơ không chỉ phát triển kinh tế-xã hội mà vẫn luôn trong tư thế tuyến đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 
Ảnh: Quốc Ninh
                Ảnh: Quốc Ninh
Chuyện của một vị tướng

Câu chuyện của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng Hà Minh Thám-Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng), khi ông còn giữ chức Chính ủy Binh đoàn Tây Nguyên. Đó là cứ vào dịp 27-7, dù bận thế nào ông cũng vẫn sắp xếp thời gian, thường là một ngày lên Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ, một mình, thắp cho anh em đồng chí, đồng đội, những người đã hy sinh vì Tổ quốc những nén hương tri ân.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Mưa đám mây

                      Lê ĐìnhTân
 Hôm tôi về trời chập choạng cơn mưa
Con lối cũ đưa tôi về xóm nhỏ
Cây phi lao hiện ra từ đầu ngõ
Gợi trong tôi bao nỗi nhớ thời thơ
Xa em từ dạo ấy đến giò
Ba mươi năm, nửa đời người đấy nhỉ
Trong ký ức tìm ai.. người bạn nhỏ
Những buồn vui năm tháng đã xa rồi
Nhớ thời xưa sách bút cùng tôi
Sau cái lũy tre làng đơn sơ ấy
Con nước sông Hoàng ngày tháng bảy
Tiếng trống nào vang vọng thuở xưa!
alt

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Câu lạc bộ Thơ Lam Kinh

GIỚI THIỆU HỘI THƠ LAM KINH.
 Hiện nay, tại TP. Hồ Chí Minh ngoài Hội nhà văn của thành phố còn có nhiều Câu lạc bộ, Hội thơ ra đời và hoạt động sôi nổi do các tổ chức hoặc anh chị em yêu thơ, sáng tác thơ quy tụ. Các Câu lạc bộ, Hội thơ này mang nhiều tên gọi khác nhau hoặc lấy tên địa phương hoặc lấy danh nghĩa của  tổ chức ấy. Các hoạt động thuần túy văn hóa như vậy đã tạo nên diện mạo mới, đóng góp sự đa dạng trong phong trào sáng tác thơ văn của thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều thập niên qua.
HỘI THƠ LAM KINH, ra đời vào đầu tháng 7 năm 2012 cũng hòa chung trong trào lưu ấy. Đúng như tên gọi, Hội thơ Lam Kinh quy tụ buổi ban đầu gần 20 hội viên là anh chị em sáng tác thơ quê hương Thanh Hóa hoặc yêu quê hương Thanh Hóa hiện sống tại TP. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận.
 Đến nay, sau một tháng đi vào hoạt động, Hội thơ Lam Kinh xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc gần xa chùm thơ Lục Bát đầu tiên do các hội viên sáng tác. HỘI THƠ LAM KINH rất mong được giao lưu, trao đổi sáng tác cùng các Câu lạc bộ và Hội thơ của TP. Hồ Chí Minh nói riêng và trong cả nước nói chung.
alt
Bia Vĩnh Lăng - Lam Kinh, Thanh Hoá

Blog Quốc Ninh từ nay xin giới thiệu về chuyên mục Thơ này. Xin được nhận bài của những ai cùng yêu thơ nói chung, có thiện cảm, góp ý, tham gia cùng Thơ của Thanh Hoá nói riêng.
Xin trân trọng cảm ơn.

            ĐÁNH RƠI LỜI THỀ

          Mấy lần hẹn, bấy lần quên
          Gặp anh em định “ bắt đền”… lại thôi.

          Trách ai mê chốn đứng ngồi
          Sảy chân lạc bước đánh rơi lời thề !

                                                    TRẦN CĂNG
                                                            ĐT: 0989018661

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Đi tìm mộ liệt sĩ Đàm Minh Viễn

Tìm lại tên cho anh… 

Vào một ngày đầu tháng 5-2012, tôi nhận được một cuộc điện thoại lạ, đầu dây bên kia nói rằng chị tên là Nguyễn Thị Ngọc Phương là cháu của liệt sĩ Đàm Minh Viễn và nhờ tôi phối hợp tìm giúp mộ của ông! Thì ra, chị đọc được thông tin trong bài báo “Không có liệt sĩ vô danh”, bài tôi viết về chiến trường Mặt trận Tây Gia Lai năm 1946, một mặt trận ác liệt, bi tráng nhưng chưa được sử sách ghi chép lại một các

alt

LS Đàm Minh Viễn (1919-1946). Ảnnh Tư liệu

Trong đó có đoạn: “Nhưng thời gian ngừng bắn không lâu, đến tháng 6-1946 thì tiếng súng lại nổ trên chiến trường Tây Gia Lai. Trước tình hình đó, ngày 21-6-1946 Ban Chỉ huy Đại đoàn 23 do Đoàn trưởng Hữu Thành và Đàm Minh Viễn-Tham mưu trưởng, Nguyễn Văn Trí-Tham mưu phó cùng một cố vấn Nhật (sau năm 1945 tự nguyện ở lại giúp ta), và một phiên dịch đi trên một xe Jeep để khảo sát tình hình phòng tuyến Ia Dao-Chư Ty. Tôi cùng với một người tên là Hải ở đơn vị đóng quân ở Mook Đen được giao đi bảo vệ (ghi theo lời nhân chứng: ông Nguyễn Ngọc Thạnh-N.V). Hôm ấy, xe về đến Mook Đen thì bị địch phục kích. Đoàn trưởng Hữu Thành đã trực tiếp chỉ huy đánh trả nhưng địch quá đông, tất cả có 6 người hy sinh (có một cố vấn người Nhật)”.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Bài thơ yêu thích


Mỵ Châu

                    Anh Ngọc


Lông ngỗng lông ngan rơi trắng đường chạy nạn

Những chiếc lông không biết tự dấu mình.

Nước mắt thành mặt trái của lòng tin

Tình yêu đến cùng đường là cái chết
Nhưng người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp
Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu.

Ngàn Nưa trầm tích và...đương đại

Lão tước hà  tri – Lê Đình Ngữ
                        LÊ HẢI
 Ở làng Cổ Định nhiều người đến nay, nhất là các bậc túc nho vẫn còn  nhớ  đến hai câu thơ nổi tiếng do một người con làng Cổ Định viết trong tờ biểu dâng lên vua Khải Định ( triều Nguyễn) xin được từ quan, trí sĩ về quê vui thú tuổi già :
Lão tước hà tri thiên nhật hữu
Kim long năng thức nguyệt quang tàn

Tạm dịch:

Rồng vàng hiểu được cho chăng
Chim già ngày tận ánh trăng gần tàn…

Chỉ hai câu thơ trên đủ nói lên lòng ông. Nay thần đã lớn tuổi cũng giống con chim già đâu biết có được như ngày hôm nay, nhưng tin rằng đức vua hiểu rõ thần cũng tựa ánh trăng gần tàn,  khó có thể gánh vác những trọng trách lớn lao mà triều đình giao phó. Chính thế mà vua Khải Định cũng không cố nài ép ông ra làm quan nữa.

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Bàng bạc sông Lường

               LÊ HẢI
 “ Quê hương ai cũng có một dòng sông…”, nhạc sĩ Hoàng  Hiệp đã viết như thế trong bài hát TRỞ VỀ DÒNG SÔNG TUỔI THƠ, ghi dấu ngày trở lại thăm dòng sông quê nhà sau hơn 20 năm tập kết ra miền Bắc. Trong bài hát còn có những ca từ mà bất kỳ người nào xa quê hương khi nghe lòng chẳng bồi hồi xao xuyến.
Quê hương Cổ Định dưới chân dãy ngàn Nưa huyền thoại của tôi cũng có một dòng sông. Đó là dòng Lãng Giang mà người dân quê tôi quen gọi là sông Lường. Năm Mậu Tuất – 1598, Cụ Lê Bật Tứ,  một trong những người con ưu tú của làng Cổ Định sau khi thi đỗ Hoàng Giáp vinh quy  bái tổ đã tặng làng câu đối:
  Na Sơn danh bất hư truyền khai thác vạn niên vị tận
  Lãng Giang nhiên nhiên tự tại lưu trường kim cổ vô thanh.
         
   Dịch nghĩa:

  Núi Nưa nổi tiếng trên đời khai thác ngàn năm chưa cạn
  Sông Lường xưa nay vẫn thế lững lờ dòng nước trôi xuôi.
alt
Sông Lường - Lãng Giang

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Có một làng “ nước ngoài ” tại xã Tân Ninh.

                                                     Lê Hải

Năm 1987, tôi cưới vợ. Vợ tôi quê Nam Bộ chính tông. Từ bé, cô ấy sống cùng gia đình trong căn cứ rừng U Minh, cụ thể là Kinh Tư, huyện An Biên, Kiên Giang nên vẫn thường nói “ con cá gô bỏ gổ nó nhảy gồ gồ”. Nghe đã lạ, nhưng chưa thấm gì với cái lạ quê tôi.
Cưới vợ được 2 tháng, tôi xin phép Ba, Mẹ vợ được đưa cô ấy về thăm quê chồng. Trước đó, trong quá trình yêu nhau, tôi đã cho cô ấy biết quê tôi là làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá -  một vùng quê cổ dưới chân dãy núi Ngàn Nưa. Trước khi về quê, tôi “ trân trọng” thông báo rằng: “ Em về quê, buổi đầu chắc nàng dâu không thể hiểu mẹ chồng nói gì  đâu”. Vợ tôi không tin, bảo: “Cứ nói chuyện dễ thương như anh, em nghe được hết”. Nghe thế tôi chỉ cười.
Ngay buổi tối đầu tiên về thăm quê chồng, hầu như bà con  trong xóm đều đến chúc mừng – tình cảm quê hương là thế, vợ tôi đã “ choáng” khi nghe bà con nói chuyện với nhau. Biết chắc vợ tôi không thể hiểu được tiếng địa phương nên tôi làm phiên dịch: Dịch những câu  trò chuyện giữa bà con với vợ tôi và tất cả những lời bà con nói chuyện với nhau. Cô ấy ghé tai tôi hỏi nhỏ: “Gốc quê anh là người nước ngoài à”? Tôi cười trả lời: “ Không phải quê anh gốc nước ngoài mà nước ngoài gốc quê anh”. Cô ấy lụi vào sườn tôi một cái: “ Xạo” !
alt
Một góc Chợ Nưa- Tân Ninh

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Đại tướng quân Lê Lôi - Lam Sơn khai quốc công thần.



                                                                          Lê Hải

Làng Cổ Định đến cuối thời nhà Trần đã  trở thành một vùng quê trù phú. Có thể gọi đó là làng khoa bảng cũng không sai. Bởi trong làng đã có nhiều con em thi đỗ đại khoa. Đặc biệt  vào thời Lý, Trần làng có 3 người được vua cử làm chánh sứ sang bang giao với nhà Tống, nhà Nguyên; có người làm tới chức Tể tướng, Thừa tướng.v.v…
Cuộc sống của hơn ba nghìn người lớn bé trong làng đang đầm ấm yên vui, người nông dân chăm lo cày cấy trên đồng, bậc nho sỹ miệt mài sôi kinh nấu sử thì tai hoạ ập đến với làng.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

“ LỬA “ Ở MỘT GIA ĐÌNH CÁCH MẠNG


                      
Gia Lai được thành lập đến nay đã tròn 80 năm. 80 năm ấy có biết bao đổi thay, biết bao thế hệ , biết bao nhiêu con người đã góp công, góp sức, hy sinh cả tính mạng để có một Gia Lai như hôm nay…Trong nhiều gia đình cách mạng, muôn vàn người con của mảnh đất Gia Lai anh hùng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, tôi muốn kể đôi điều về gia đình ông Nguyễn Khoa. Một gia đình cách mạng.
Một buổi chiều tháng 5 tôi đến thăm ông bà Nguyễn Khoa và Quách Thị Hường theo lời hẹn. Ồng Nguyễn Khoa  là một trong 6 vị được tôn vinh là cán bộ lão thành cách mạng ở Gia Lai và nay cũng là người duy nhất còn sống ( sau khi ông Trương Trợ, người bạn, người đồng chí từ thời lập Hội Cứu tế đỏ ở Bàu Cạn, vừa mất ở Hà Nội hôm đầu tháng 5 -2012). Còn bà Quách Thị Hường vợ ông, vừa là đồng chí cùng hoạt động bí mật, là cán bộ tiền khởi nghĩa. Trong căn hộ nhỏ mà ấm cúng, tiếp chuyện tôi ông gọi tôi là đồng chí, bởi cái chất cách mạng đã thấm sâu trong ông. Các cụ tiền bối cách mạng là thế - vẫn tràn đầy nghị lực, nhiệt huyết. Dù tay run run khi cầm tấm ảnh chụp chung với ông Trương Quang Được (con trai ông Trương Trợ), nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội một lần đến thăm ông ở Pleiku đưa tôi xem, nhưng mắt ông vẫn sáng và lời kể thì vẫn rõ ràng, khúc triết. 
 Ông Nguyễn Khoa và bà Quách Thị Hường ở căn hộ chung cư do tỉnh Gia Lai cấp

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Ảnh đẹp

Lang thang trên mạng thấy mấy ảnh đẹp và lạ của Dubai: sống trên mây, mang về xem chơi.


Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Chuyện về “kiến trúc sư” xây dựng tổ chức Đảng ở Gia Lai

 
Đó là người Bí thư Đảng bộ đầu tiên của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai: Phan Thêm - người anh Cả của chi bộ đầu tiên ở Gia Lai thành lập ngày 01-10-1945. Ông là “ kiến trúc sư” đặt những  “viên gạch đỏ” nền móng đầu tiên cho sự ra đời của Đảng bộ Gia Lai. Từ 9 đảng viên của chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập ở Pleiku ấy, đến nay Đảng bộ Gia Lai đã có một đội ngũ hùng hậu trên 33.000 đảng viên. Tên tuổi của ông luôn gắn gắn với lịch sử của Đảng bộ và của tỉnh Gia Lai.

Ông Phan Thêm sinh năm 1913 tại Tam Hiệp, huyện Núi Thành Quảng Nam nơi có phong trào cách mạng phát triển. Chính miền quê này đã sinh ra cho đất nước nhiều chiến sĩ cách mạng kiên trung như Nguyễn Kế, Phan Tốn, Trần Văn Quế. Năm 1936, ông tham gia họat động cách mạng, đến tháng 3-1938 được kết nạp vào Đảng, được cử làm Bí thư chi bộ ghép của 2 làng Vân Trai-Thọ Khương ( xã Tam Hiệp). Tháng 9-1939, ông được bổ sung vào Tổng uỷ Phú Hoà., được phân công đi dự Hội nghị bàn kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị của Trung ương do Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức, chưa kịp đi dự thì bị địch bắt vì liên quan tới việc ông bảo vệ và che giấu đồng chí Nguyễn Xí-cán bộ Tỉnh ủy Quảng Ngãi bị truy nã đang lẩn trốn ở vùng Thọ Khương, bị địch tra tấn rất dã man. Chúng tuyên án 5 năm tù, nhưng sau ông chống án, chúng tuyên phạt thêm 2 năm nữa và đưa đi nhà lao Buôn Ma Thuột vào cuối 1940. Tại nhà lao Buôn Ma Thuột, ông cùng với anh em đồng chí tù chính trị đấu tranh chống lại sựị dã man của chế độ nhà tù, không những thế còn biến nhà tù thành trường học chính trị, bồi dưỡng và rèn luyện ý chí cách mạng. Khhi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9-3-1945), tình hình bấy giờ có nhiều thuận lợi cho ta, bọn Nhật buộc phải thả tù chính trị. Theo sự phân công của tổ chức, ông được phân về Quảng Ngãi, nhưng chưa bắt được liên lạc nên về lại Quảng Nam hoạt động, tham gia ngay vào đội quân khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 2-9-1945, tại thị xã Hội An, Tỉnh ủy và Ủy ban Việt Minh tỉnh tổ chức mít tinh mừng thắng lợi cuộc tổng khởi nghĩa và ra mắt UBND cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Nam, ông được phân công làm Ủy trưởng điều tra. 

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Cromite Cổ Định – vùng mỏ anh hùng
                                                                        
                                                                                      LÊ HẢI
  
Làng Cổ Định nằm dưới chân Ngàn Nưa không chỉ mang trong mình bao câu chuyện cổ tích, huyền thoại, chuyện về các danh nhân làm rạng danh quê hương, đất nước, trong lòng đất quê hương ấy còn chứa đựng một nguồn khoáng sản mà không phải nơi nào trên thế giới cũng có. Đó là quặng Crome – một  kim loại màu quý hiếm. Nếu pha một tỷ lệ thích hợp Crôm vào sắt sẽ cho loại thép vô cùng cứng rắn làm đường ray xe lửa, đúc nòng súng, chống rỉ sét, chống ma sát…

                                               Trụ sở của mỏ Cổ Định hiện nay

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Ngàn nưa trầm tích và ...đương đại


           Lễ hội Ngàn Nưa ( tiếp)

Như đã nói, Lễ hội Ngàn Nưa bắt đầu từ Rằm đến 20 tháng Giêng, chủ yêú là đến dâng hương ở Am tiên tự, ở đền Bà Triệu, Đền Thánh mẫu và ở Huyệt đạo quốc gia. Lễ hội thời gian có thể kéo dài đến hết tháng 3. Còn con nhang và du khách thì lễ bái, vẵn cảnh quanh năm.
Còn Lễ hội chính chỉ diễn ra trong một ngày ( có thể dịch chuyển trong các ngày 19 hay 20 do địa phương quyết định). Công tác chuẩn bị được bắt đầu từ đêm hôm trước.  Các Hội  đồng cô thay nhau, cúng lễ , thượng đồng suốt đêm. ( xin giới thiệu như một nét của lễ hội không có ý gì khác-NV)
Đồng cô đang chuẩn bị lên giá đồng tại Đền Nưa



Cô bé thượng ngàn



Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Ngàn Nưa trầm tích và ...đương đại


 Lễ hội Ngàn Nưa

Quê tôi, một thôn dã nằm nép mình bên rặng núi Nưa hùng vĩ của xứ Thanh.
Nhà thơ Mộng Chữ đã từng viết:
Ai đi về Thanh
Nơi đồng lúa xanh xanh
Nơi núi lên biêng biếc
Nơi thôn xóm xinh xinh
Thật vậy, Cổ Định quê tôi có dòng sông Lãng, có núi Nưa xanh biếc. Mỗi năm khi mùa xuân về, vào Rằm tháng Giêng làng tôi rộn ràng vào Lễ hội. Người trong làng, kẻ sinh sống nơi xa, khách thập phương nô nức về dự Lễ cầu an.

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Ngàn Nưa trầm tích và...đương đại


Một dòng họ - ba chánh sứ

                              LÊ HẢI

Đất Cổ Định nằm tựa lưng vào dãy ngàn Nưa, trước mặt là dòng sông Lường nước chảy lững lờ quanh năm. Có lẽ, chính nhờ thế đất “ tiền giang hậu sơn” ấy mà Cổ Định được xem là đất khoa bảng. Suốt chiều dài lịch sử, ở triều đại nào các dòng họ lớn trong làng lần lượt đều có người đỗ Đại khoa. Họ Doãn là một dòng họ như vậy. Vào thời đại nhà Lý, nhà Trần đã có ba người được nhà vua tin cậy giao phó chức chánh sứ sang Trung Quốc, đó là các ông Doãn Anh Khải, Doãn Tử Tư và Doãn Băng Hiến ( Hài).
Như đã biết, trong thời đại nào việc đi sứ sang phương Bắc là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, gian khổ và nguy hiểm. Nếu sứ giả thiếu tài năng, bản lĩnh làm nhục đến quốc thể kể như mang tội chết; nếu làm đối phương tức giận gây chuyện binh đao cũng là tội chết; chưa kể những khó khăn gian khổ gặp phải trên đường khi đi cũng như khi về và việc bị coi thường, coi khinh của vua quan phương Bắc.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Ngàn Nưa trầm tích và...đương đại

Hổ tướng Tào Sơn Hầu
              LÊ HẢI
 Ngày còn bé, mỗi lần có việc từ xóm Ất lên xóm Giáp ( Cổ Định), nhất là những buổi chiều tà hoặc hừng đông khi đi qua ngôi miếu cổ, nơi giáp ranh giữa hai xóm, bản thân tôi không khỏi hồi hộp, lo lắng. Tuy ngôi miếu chỉ nhỏ nhoi nhưng từ lâu bị bỏ hoang phế, cỏ và dây leo mọc đầy càng làm ngôi miếu mang màu huyền bí. Thời ấy, lũ trẻ chăn trâu chúng tôi tuy có tiếng là ngỗ nghịch nhưng không có nhiều đứa dám đến gần ngôi miếu ấy. Người địa phương chỉ gọi nôm na: Miếu Ông Tào.
Chính người dân quê tôi  cũng không rõ ngôi miếu được xây dựng từ thời nào.
 Trong một lần vô tình đọc được một tài liệu  của triều Nguyễn nhắc đến vị khai quốc công thần của thời Lê Trung hưng, cận thần của ông Nguyễn Kim, được phong tước Tào Sơn Hầu, quê làng Cổ Định, huyện Nông Cống.

Ngàn Nưa trầm tích và...đương đại

Luật Quốc Công LÊ THÂN
                       LÊ HẢI
 Ngày nay, khách du lịch đến thăm viếng Ngàn Nưa, trên đường từ trung tâm làng Cổ Định vào đỉnh Am Tiên, khi đi hết hàng cây cổ thụ trên 100 tuổi thấy phía bên tay phải một ngôi đền lợp ngói mũi hài, kiến trúc theo lối cổ. Đó chính là đền thờ Luật Quốc Công Lê Thân. Đền nằm gần chân núi, cách Phủ Nưa chừng hơn 200 mét. Năm 2003, Đền được Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh Thanh Hoá ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Tỉnh-Thành phố. Vậy, ông Lê Thân là ai ? Có công trạng gì với quê hương, đất nước ? Tại sao ông được xây dựng đền thờ… ? Những ai chưa một lần đến thăm Ngàn Nưa, chưa thật sự hiểu hết về vùng đất này, đặt ra những câu hỏi như thế cũng là điều dễ hiểu.
Theo gia phả dòng họ Lê Đình ( quyển thượng) cho biết: Cụ Lê Thân , tự Lương Hoà, hiệu Mộ Đức, sinh năm Nhâm Ngọ ( 1282). Ông nội cụ là Lê Ngọ, cha là Lê Mùi  đều là những nho sỹ có tiếng tăm, đức hạnh thời bấy giờ. Mẹ của Cụ là bà Nguyễn Thị Đông, là người đoan chính, đảm đang việc nhà, có lòng từ thiện nên trong họ ngoài làng đều quý mến.