Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Ảnh đẹp

Lang thang trên mạng thấy mấy ảnh đẹp và lạ của Dubai: sống trên mây, mang về xem chơi.


Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Chuyện về “kiến trúc sư” xây dựng tổ chức Đảng ở Gia Lai

 
Đó là người Bí thư Đảng bộ đầu tiên của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai: Phan Thêm - người anh Cả của chi bộ đầu tiên ở Gia Lai thành lập ngày 01-10-1945. Ông là “ kiến trúc sư” đặt những  “viên gạch đỏ” nền móng đầu tiên cho sự ra đời của Đảng bộ Gia Lai. Từ 9 đảng viên của chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập ở Pleiku ấy, đến nay Đảng bộ Gia Lai đã có một đội ngũ hùng hậu trên 33.000 đảng viên. Tên tuổi của ông luôn gắn gắn với lịch sử của Đảng bộ và của tỉnh Gia Lai.

Ông Phan Thêm sinh năm 1913 tại Tam Hiệp, huyện Núi Thành Quảng Nam nơi có phong trào cách mạng phát triển. Chính miền quê này đã sinh ra cho đất nước nhiều chiến sĩ cách mạng kiên trung như Nguyễn Kế, Phan Tốn, Trần Văn Quế. Năm 1936, ông tham gia họat động cách mạng, đến tháng 3-1938 được kết nạp vào Đảng, được cử làm Bí thư chi bộ ghép của 2 làng Vân Trai-Thọ Khương ( xã Tam Hiệp). Tháng 9-1939, ông được bổ sung vào Tổng uỷ Phú Hoà., được phân công đi dự Hội nghị bàn kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị của Trung ương do Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức, chưa kịp đi dự thì bị địch bắt vì liên quan tới việc ông bảo vệ và che giấu đồng chí Nguyễn Xí-cán bộ Tỉnh ủy Quảng Ngãi bị truy nã đang lẩn trốn ở vùng Thọ Khương, bị địch tra tấn rất dã man. Chúng tuyên án 5 năm tù, nhưng sau ông chống án, chúng tuyên phạt thêm 2 năm nữa và đưa đi nhà lao Buôn Ma Thuột vào cuối 1940. Tại nhà lao Buôn Ma Thuột, ông cùng với anh em đồng chí tù chính trị đấu tranh chống lại sựị dã man của chế độ nhà tù, không những thế còn biến nhà tù thành trường học chính trị, bồi dưỡng và rèn luyện ý chí cách mạng. Khhi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9-3-1945), tình hình bấy giờ có nhiều thuận lợi cho ta, bọn Nhật buộc phải thả tù chính trị. Theo sự phân công của tổ chức, ông được phân về Quảng Ngãi, nhưng chưa bắt được liên lạc nên về lại Quảng Nam hoạt động, tham gia ngay vào đội quân khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 2-9-1945, tại thị xã Hội An, Tỉnh ủy và Ủy ban Việt Minh tỉnh tổ chức mít tinh mừng thắng lợi cuộc tổng khởi nghĩa và ra mắt UBND cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Nam, ông được phân công làm Ủy trưởng điều tra. 

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Cromite Cổ Định – vùng mỏ anh hùng
                                                                        
                                                                                      LÊ HẢI
  
Làng Cổ Định nằm dưới chân Ngàn Nưa không chỉ mang trong mình bao câu chuyện cổ tích, huyền thoại, chuyện về các danh nhân làm rạng danh quê hương, đất nước, trong lòng đất quê hương ấy còn chứa đựng một nguồn khoáng sản mà không phải nơi nào trên thế giới cũng có. Đó là quặng Crome – một  kim loại màu quý hiếm. Nếu pha một tỷ lệ thích hợp Crôm vào sắt sẽ cho loại thép vô cùng cứng rắn làm đường ray xe lửa, đúc nòng súng, chống rỉ sét, chống ma sát…

                                               Trụ sở của mỏ Cổ Định hiện nay

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Ngàn nưa trầm tích và ...đương đại


           Lễ hội Ngàn Nưa ( tiếp)

Như đã nói, Lễ hội Ngàn Nưa bắt đầu từ Rằm đến 20 tháng Giêng, chủ yêú là đến dâng hương ở Am tiên tự, ở đền Bà Triệu, Đền Thánh mẫu và ở Huyệt đạo quốc gia. Lễ hội thời gian có thể kéo dài đến hết tháng 3. Còn con nhang và du khách thì lễ bái, vẵn cảnh quanh năm.
Còn Lễ hội chính chỉ diễn ra trong một ngày ( có thể dịch chuyển trong các ngày 19 hay 20 do địa phương quyết định). Công tác chuẩn bị được bắt đầu từ đêm hôm trước.  Các Hội  đồng cô thay nhau, cúng lễ , thượng đồng suốt đêm. ( xin giới thiệu như một nét của lễ hội không có ý gì khác-NV)
Đồng cô đang chuẩn bị lên giá đồng tại Đền Nưa



Cô bé thượng ngàn



Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Ngàn Nưa trầm tích và ...đương đại


 Lễ hội Ngàn Nưa

Quê tôi, một thôn dã nằm nép mình bên rặng núi Nưa hùng vĩ của xứ Thanh.
Nhà thơ Mộng Chữ đã từng viết:
Ai đi về Thanh
Nơi đồng lúa xanh xanh
Nơi núi lên biêng biếc
Nơi thôn xóm xinh xinh
Thật vậy, Cổ Định quê tôi có dòng sông Lãng, có núi Nưa xanh biếc. Mỗi năm khi mùa xuân về, vào Rằm tháng Giêng làng tôi rộn ràng vào Lễ hội. Người trong làng, kẻ sinh sống nơi xa, khách thập phương nô nức về dự Lễ cầu an.

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Ngàn Nưa trầm tích và...đương đại


Một dòng họ - ba chánh sứ

                              LÊ HẢI

Đất Cổ Định nằm tựa lưng vào dãy ngàn Nưa, trước mặt là dòng sông Lường nước chảy lững lờ quanh năm. Có lẽ, chính nhờ thế đất “ tiền giang hậu sơn” ấy mà Cổ Định được xem là đất khoa bảng. Suốt chiều dài lịch sử, ở triều đại nào các dòng họ lớn trong làng lần lượt đều có người đỗ Đại khoa. Họ Doãn là một dòng họ như vậy. Vào thời đại nhà Lý, nhà Trần đã có ba người được nhà vua tin cậy giao phó chức chánh sứ sang Trung Quốc, đó là các ông Doãn Anh Khải, Doãn Tử Tư và Doãn Băng Hiến ( Hài).
Như đã biết, trong thời đại nào việc đi sứ sang phương Bắc là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, gian khổ và nguy hiểm. Nếu sứ giả thiếu tài năng, bản lĩnh làm nhục đến quốc thể kể như mang tội chết; nếu làm đối phương tức giận gây chuyện binh đao cũng là tội chết; chưa kể những khó khăn gian khổ gặp phải trên đường khi đi cũng như khi về và việc bị coi thường, coi khinh của vua quan phương Bắc.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Ngàn Nưa trầm tích và...đương đại

Hổ tướng Tào Sơn Hầu
              LÊ HẢI
 Ngày còn bé, mỗi lần có việc từ xóm Ất lên xóm Giáp ( Cổ Định), nhất là những buổi chiều tà hoặc hừng đông khi đi qua ngôi miếu cổ, nơi giáp ranh giữa hai xóm, bản thân tôi không khỏi hồi hộp, lo lắng. Tuy ngôi miếu chỉ nhỏ nhoi nhưng từ lâu bị bỏ hoang phế, cỏ và dây leo mọc đầy càng làm ngôi miếu mang màu huyền bí. Thời ấy, lũ trẻ chăn trâu chúng tôi tuy có tiếng là ngỗ nghịch nhưng không có nhiều đứa dám đến gần ngôi miếu ấy. Người địa phương chỉ gọi nôm na: Miếu Ông Tào.
Chính người dân quê tôi  cũng không rõ ngôi miếu được xây dựng từ thời nào.
 Trong một lần vô tình đọc được một tài liệu  của triều Nguyễn nhắc đến vị khai quốc công thần của thời Lê Trung hưng, cận thần của ông Nguyễn Kim, được phong tước Tào Sơn Hầu, quê làng Cổ Định, huyện Nông Cống.

Ngàn Nưa trầm tích và...đương đại

Luật Quốc Công LÊ THÂN
                       LÊ HẢI
 Ngày nay, khách du lịch đến thăm viếng Ngàn Nưa, trên đường từ trung tâm làng Cổ Định vào đỉnh Am Tiên, khi đi hết hàng cây cổ thụ trên 100 tuổi thấy phía bên tay phải một ngôi đền lợp ngói mũi hài, kiến trúc theo lối cổ. Đó chính là đền thờ Luật Quốc Công Lê Thân. Đền nằm gần chân núi, cách Phủ Nưa chừng hơn 200 mét. Năm 2003, Đền được Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh Thanh Hoá ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Tỉnh-Thành phố. Vậy, ông Lê Thân là ai ? Có công trạng gì với quê hương, đất nước ? Tại sao ông được xây dựng đền thờ… ? Những ai chưa một lần đến thăm Ngàn Nưa, chưa thật sự hiểu hết về vùng đất này, đặt ra những câu hỏi như thế cũng là điều dễ hiểu.
Theo gia phả dòng họ Lê Đình ( quyển thượng) cho biết: Cụ Lê Thân , tự Lương Hoà, hiệu Mộ Đức, sinh năm Nhâm Ngọ ( 1282). Ông nội cụ là Lê Ngọ, cha là Lê Mùi  đều là những nho sỹ có tiếng tăm, đức hạnh thời bấy giờ. Mẹ của Cụ là bà Nguyễn Thị Đông, là người đoan chính, đảm đang việc nhà, có lòng từ thiện nên trong họ ngoài làng đều quý mến.