Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

CỔ THỤ VÀ NHỮNG TRUYỀN KỲ…




 Nhìn từ giác độ văn hóa và lịch sử, cổ vật luôn mang trong mình thông điệp gửi lại cho đời sau. Trong trường nghĩa tương đồng ấy, những cây đại thụ không chỉ như một bức thông điệp giàu giá trị mà bản thân sự sống xuyên thế kỷ còn mang tính nhân văn, đôi khi nhuốm màu huyền thoại và  tâm linh.
Trên nẻo đường xuyên Việt, tôi-một lữ khách đã không dưới một lần lặng đắm suy tưởng bên bên những cây đại thụ ấy…Có cây đã được công nhận là “Cây di sản” quốc gia, có cây đến nay vẫn chưa được xác định niên đại…nhưng mỗi lần nghiêng mình trước cây, tôi vẫn luôn tự đặt cho mình câu hỏi: là cây đang sống, lại là đại thụ thì mỗi cây hẳn cũng có một số phận, chắc sẽ có những truyền kỳ, giai thoại; vậy cây có “hồn” không nhỉ?
Từ truyền kỳ cây thị ngàn năm tuổi ở Tràng An
Du ngoạn ở khu du lịch lịch sử, văn hoá và sinh thái Tràng An – Bích Động, Ninh Bình-nơi được ví là Vịnh Hạ Long trên cạn, tôi không khỏi xao xuyến khi đắm mình vào những hang động kỳ thú, mà người đời phải thốt lên:“Xuyên Thủy Động Tràng An”. Nơi đây có khoảng 50 hang xuyên thủy mà tại mỗi hang mỗi vẻ đẹp độc đáo riêng. Trong Quần thể Xuyên Thủy Động Tràng An có gần tới 30 cái thung, mỗi thung là một bức tranh thủy mặc khác nhau mây trời, non xanh, nước hòa quyện vào nhau. Nhưng trong cái mênh lung thuỷ mặc ấy lại chứa đầy huyền tích: hang Tối, hang Nấu rượu thời nguyên thuỷ... Xin khất lần sau để nói về thuỷ mặc, ở đây chỉ xin đựơc đôi nét về truyền kỳ cây Thị Tràng An.
Bên gốc thị ngàn năm