Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Đi tìm mộ liệt sĩ Đàm Minh Viễn

Tìm lại tên cho anh… 

Vào một ngày đầu tháng 5-2012, tôi nhận được một cuộc điện thoại lạ, đầu dây bên kia nói rằng chị tên là Nguyễn Thị Ngọc Phương là cháu của liệt sĩ Đàm Minh Viễn và nhờ tôi phối hợp tìm giúp mộ của ông! Thì ra, chị đọc được thông tin trong bài báo “Không có liệt sĩ vô danh”, bài tôi viết về chiến trường Mặt trận Tây Gia Lai năm 1946, một mặt trận ác liệt, bi tráng nhưng chưa được sử sách ghi chép lại một các

alt

LS Đàm Minh Viễn (1919-1946). Ảnnh Tư liệu

Trong đó có đoạn: “Nhưng thời gian ngừng bắn không lâu, đến tháng 6-1946 thì tiếng súng lại nổ trên chiến trường Tây Gia Lai. Trước tình hình đó, ngày 21-6-1946 Ban Chỉ huy Đại đoàn 23 do Đoàn trưởng Hữu Thành và Đàm Minh Viễn-Tham mưu trưởng, Nguyễn Văn Trí-Tham mưu phó cùng một cố vấn Nhật (sau năm 1945 tự nguyện ở lại giúp ta), và một phiên dịch đi trên một xe Jeep để khảo sát tình hình phòng tuyến Ia Dao-Chư Ty. Tôi cùng với một người tên là Hải ở đơn vị đóng quân ở Mook Đen được giao đi bảo vệ (ghi theo lời nhân chứng: ông Nguyễn Ngọc Thạnh-N.V). Hôm ấy, xe về đến Mook Đen thì bị địch phục kích. Đoàn trưởng Hữu Thành đã trực tiếp chỉ huy đánh trả nhưng địch quá đông, tất cả có 6 người hy sinh (có một cố vấn người Nhật)”.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Bài thơ yêu thích


Mỵ Châu

                    Anh Ngọc


Lông ngỗng lông ngan rơi trắng đường chạy nạn

Những chiếc lông không biết tự dấu mình.

Nước mắt thành mặt trái của lòng tin

Tình yêu đến cùng đường là cái chết
Nhưng người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp
Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu.

Ngàn Nưa trầm tích và...đương đại

Lão tước hà  tri – Lê Đình Ngữ
                        LÊ HẢI
 Ở làng Cổ Định nhiều người đến nay, nhất là các bậc túc nho vẫn còn  nhớ  đến hai câu thơ nổi tiếng do một người con làng Cổ Định viết trong tờ biểu dâng lên vua Khải Định ( triều Nguyễn) xin được từ quan, trí sĩ về quê vui thú tuổi già :
Lão tước hà tri thiên nhật hữu
Kim long năng thức nguyệt quang tàn

Tạm dịch:

Rồng vàng hiểu được cho chăng
Chim già ngày tận ánh trăng gần tàn…

Chỉ hai câu thơ trên đủ nói lên lòng ông. Nay thần đã lớn tuổi cũng giống con chim già đâu biết có được như ngày hôm nay, nhưng tin rằng đức vua hiểu rõ thần cũng tựa ánh trăng gần tàn,  khó có thể gánh vác những trọng trách lớn lao mà triều đình giao phó. Chính thế mà vua Khải Định cũng không cố nài ép ông ra làm quan nữa.

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Bàng bạc sông Lường

               LÊ HẢI
 “ Quê hương ai cũng có một dòng sông…”, nhạc sĩ Hoàng  Hiệp đã viết như thế trong bài hát TRỞ VỀ DÒNG SÔNG TUỔI THƠ, ghi dấu ngày trở lại thăm dòng sông quê nhà sau hơn 20 năm tập kết ra miền Bắc. Trong bài hát còn có những ca từ mà bất kỳ người nào xa quê hương khi nghe lòng chẳng bồi hồi xao xuyến.
Quê hương Cổ Định dưới chân dãy ngàn Nưa huyền thoại của tôi cũng có một dòng sông. Đó là dòng Lãng Giang mà người dân quê tôi quen gọi là sông Lường. Năm Mậu Tuất – 1598, Cụ Lê Bật Tứ,  một trong những người con ưu tú của làng Cổ Định sau khi thi đỗ Hoàng Giáp vinh quy  bái tổ đã tặng làng câu đối:
  Na Sơn danh bất hư truyền khai thác vạn niên vị tận
  Lãng Giang nhiên nhiên tự tại lưu trường kim cổ vô thanh.
         
   Dịch nghĩa:

  Núi Nưa nổi tiếng trên đời khai thác ngàn năm chưa cạn
  Sông Lường xưa nay vẫn thế lững lờ dòng nước trôi xuôi.
alt
Sông Lường - Lãng Giang