Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Ngàn Nưa trầm tích và ...đương đại


 Lễ hội Ngàn Nưa

Quê tôi, một thôn dã nằm nép mình bên rặng núi Nưa hùng vĩ của xứ Thanh.
Nhà thơ Mộng Chữ đã từng viết:
Ai đi về Thanh
Nơi đồng lúa xanh xanh
Nơi núi lên biêng biếc
Nơi thôn xóm xinh xinh
Thật vậy, Cổ Định quê tôi có dòng sông Lãng, có núi Nưa xanh biếc. Mỗi năm khi mùa xuân về, vào Rằm tháng Giêng làng tôi rộn ràng vào Lễ hội. Người trong làng, kẻ sinh sống nơi xa, khách thập phương nô nức về dự Lễ cầu an.

Núi Nưa đó, rừng nứa bạt ngàn, ngàn lau trắng xóa, cây cỏ xanh tươi là hình bóng ăn sâu vào tâm khảm của mỗi người.
 Có người đã thốt lên:
Na Sơn một dãy đứng xa trông
Muôn thuở ngàn năm vẻ đượm nồng
Ngọn núi trập trùng non biếc biếc
Dòng khe uốn khúc nước trong trong
Gió chiều nhẹ thổi chim tìm bạn
Nắng sớm nỉ non vượn gọi chồng
Cảnh vật ngàn nưa ai đã tới
Khen thầm tạo hóa khéo nên công!
Hàng năm cứ vào ngày hội Tháng Giêng người người hành hương lên đỉnh Am Tiên (cao 480 mét so với mực nước biển). Đã được xác định là một trong những Huyệt khí quốc gia. Một quần thể thờ phụng đã có từ lâu đời như: có Chùa Am Tiên, có Đền Thánh Mẫu, có Lầu Cậu, Lầu Cô, có Giếng Cô Tiên... Ở đây sáng sớm sương phủ, trưa chiều gió thổi lồng lồng, thời tiết mát mẻ.
Trên Đỉnh núi có chùa Am Tiên; lưu truyền trong dân gian rằng đã có người gặp tiên ông đánh cờ. Hiện nay có bàn cờ đá nhẵn, có giếng nước trong, có ao tiên, có khánh đá, đế rùa. Lại có nhiều đời ẩn sĩ lập am thờ phật, tu tiên. (Tu Nưa gánh nước).
Năm 248 sau Công nguyên Bà Triệu chọn làm nơi luyện quân đánh giặc Ngô. Miếu thờ Bà còn đó người ta lâp để phụng thờ.
Dưới chân núi Nưa là “Na Sơn Tự”, tục gọi là Đền Nưa. Đền Nưa có từ lâu rồi thờ Bà Chúa thượng ngàn. Ngày xưa rừng Nưa gỗ nứa bạt ngàn hùm beo chim muông vô kể. Đền Nưa được mọi người tôn kính hương khói quanh năm. Người cầu xin vào rừng may mắn, người làm ruộng cầu xin được mùa, người buôn bán, người đi xa ai ai cũng nhờ thần thánh phù hộ. Dân Cổ Định ở đâu cũng hướng về.
Cao Bá Đạt tri huyện Nông Cống xin thánh phù hộ đã bắt được một cặp hươu sao hiến vua, đã bỏ tiền cùng dân làng dựng đền gạch ngói và sau này lại xây cổng tam quan “Giới thiệu ảnh”. Đây là một công trình văn hóa nguy nga tráng lệ, trạm khắc tinh vi. Dưòng như  là “Độc nhất vô nhị” xứ này.
Năm tháng qua đi, xã hội bao cuộc đổi thay, chiến tranh tàn phá, bom nổ bốn bề song Tam quan vẫn uy nghi một vùng trấn an.
I.
Lễ hội ngàn Nưa
Còn nhớ, khi giặc Minh đô hộ nước ta, tổng Cổ Định có khoảng 3.000 dân, đã kiên cường chống lại quân Minh, chúng đã tàn sát dã man, cả tổng chỉ còn 13 người…Nhưng với sức sống mãnh liêt cho đến nay dân số đã lên tới gần 1 vạn người. Trãi theo thăng trầm của lịch sử; người dân Cổ Định đã gầy dựng bao thành quả về kinh tế, xã hội, nhất là tạo dựng được như bản sắc văn hoá của làng quê mình…nhất là Lễ hội.
Hàng năm, từ Rằm tháng Giêng bước vào lễ hội. Thiện nam tín nữ khắp bốn phương trẩy về đây thắp hương, niệm phật cầu thánh. Nơi đây kêu cầu Tứ phủ, các hội Đồng cô thăng giáng cầu an…Nếu ai đến vào đúng Hội sẽ được xem: Bóng dáng các cô đồng thăng 36 giá:  bà chúa thượng ngàn, cô cả thoải cung, ông hoàng, cô chín, cô ba, quan Hổ…cùng với mùi huệ trắng, hương trầm tạo thành một không gian linh thiêng huyền ảo.



                                             Nhìn từ cổng Tam quan
                                            Kiệu Long đình


                                          Rướcbóng Bà chúa Thượng ngàn
                 

                                          

                                          Chuẩn bị rước Ông từ Nghè Giáp





                                                                                                      ( còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét