Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Ngàn nưa trầm tích và ...đương đại


           Lễ hội Ngàn Nưa ( tiếp)

Như đã nói, Lễ hội Ngàn Nưa bắt đầu từ Rằm đến 20 tháng Giêng, chủ yêú là đến dâng hương ở Am tiên tự, ở đền Bà Triệu, Đền Thánh mẫu và ở Huyệt đạo quốc gia. Lễ hội thời gian có thể kéo dài đến hết tháng 3. Còn con nhang và du khách thì lễ bái, vẵn cảnh quanh năm.
Còn Lễ hội chính chỉ diễn ra trong một ngày ( có thể dịch chuyển trong các ngày 19 hay 20 do địa phương quyết định). Công tác chuẩn bị được bắt đầu từ đêm hôm trước.  Các Hội  đồng cô thay nhau, cúng lễ , thượng đồng suốt đêm. ( xin giới thiệu như một nét của lễ hội không có ý gì khác-NV)
Đồng cô đang chuẩn bị lên giá đồng tại Đền Nưa



Cô bé thượng ngàn






Giá đồng Cô bé thượng ngà và phát lọc

Còn đây là cảnh...đang gọi hồn

Ngày hôm sau thì tổ chức lễ Rước Thánh Mẫu và Rước Đức Ông. Đám rước được tả thanh, nữ tú và các con nhang hoá trang phục theo truyền thống văn - võ binh lính, sắc màu sặc sỡ , mang theo cờ, lọng , vũ khí trông rất uy nghiêm
Trong Lễ hội được bắt đầu cùng lúc: Một, từ lễ cúng Mẫu ở Đền Nưa, Hai, lễ cúng Đức Ông ở Nghè Giáp. Tiếp đó, cả hai đều cùng xuất phát Lễ rước.
Hai đoàn rước kiệu Long Đình từ hai hướng sao cho đúng lúc gặp nhau ở ngã ba Đình Thượng cổ chức cúng lễ hợp giao. Cúng song thì Song Rước đến bãi Đồng Trữa ( nay là Sân vận động xã) làm Lễ. Song lễ lại rước ông rước bà về Đền và Nghè…
Chuẩn bị Kiệu Long Đình ở Đền Nưa


Kiệu Long Đình

Chuẩn bị Rước Đức Ông tại Nghè Giáp

Đoàn rước






Làm lễ



Mỗi vùng quê Việt dường như đều có lễ hội, nhưng lễ hội mỗi nơi thì lại có cái đặc trưng riêng. Đối với Ngàn Nưa quê tôi cũng vậy. Một vùng đất có cả một quần thể đền, chùa, miếu, nghè mà mỗi đền, mỗi chùa đều có đầy sự tích huyền thiêng, độc đáo đang là địa chỉ hấp đẫn của du lịch tâm linh. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét